Biết sớm biến chứng tiểu đường nhờ xét nghiệm máu
Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã có các biến chứng nặng ở tim mạch, thận, mắt... mà không hề biết, nhất là khi thấy đường huyết giảm ở thời điểm thử máu. Nhưng nếu làm một xét nghiệm có tên là HbA1c, họ có thể sẽ hoảng sợ khi biết bệnh vẫn nặng, và đã có biến chứng.
![]() |
Các phân tử đường gắn vào huyết sắc tố trong hồng cầu. (Ảnh: Med4you) |
Trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, người Việt Nam hầu như chỉ để ý đến xét nghiệm đường huyết lúc đói và sau ăn 2 giờ. Chỉ số này cung cấp thông tin về lượng đường trong máu ngay tại thời điểm thử. Do đó, mức đường huyết lúc đó thấp không đồng nghĩa với việc bệnh đã được kiểm soát tốt thực sự và không có biến chứng.
Để đánh giá đường huyết có được kiểm soát tốt hay không trong một quá trình, và tiên lượng về biến chứng, người bệnh cần làm xét nghiệm HbA1c, tức đo tỷ lệ huyết sắc tố A1c trong hồng cầu. HbA1c là các huyết sắc tố haemoglobin gắn kết với đường glucose trong máu. Càng có nhiều đường trong máu thì HbA1c hiện diện càng nhiều. Do tế bào hồng cầu có tuổi thọ là 120 ngày nên xét nghiệm HbA1c có giá trị thông báo mức đường máu của 3 tháng gần nhất.
Do đó, HbA1c không chỉ đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân trong 3 tháng qua mà còn cho biết về sự xuất hiện biến chứng. Chỉ số này cao chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Với người lần đầu phát hiện bệnh tiểu đường, xét nghiệm này rất có ích trong việc đánh giá bệnh đã ở mức nào, điều mà chỉ số đường huyết lúc đói không thể "nói lên" được.
Giáo sư Thọ cho biết, hiện chỉ có khoảng 18% số bệnh nhân tiểu đường đang điều trị ở Việt Nam kiểm soát tốt HbA1c. Bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày là đã có thể giảm mức đường huyết lúc đói, nhưng chỉ số HbA1c chỉ giảm khi bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn uống, lập luyện, thuốc thang trong vài tháng. Vì vậy, đây là chỉ số trung thực nhất để đánh giá kết quả điều trị.
Tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Vân, Phó trưởng khoa Nội tiết Bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội, cho biết, HbA1c chỉ cần giảm 1%, bệnh nhân đã bớt được 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và giảm đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Tiến sĩ Vân khuyên bệnh nhân tiểu đường nên làm xét nghiệm HbA1c ba tháng một lần. Giá xét nghiệm này khoảng 70-100 nghìn đồng. Bệnh nhân có thể không cần nhịn đói trước khi lấy máu. Ở Hà Nội, xét nghiệm này được làm ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết trung ương.
Hải Hà

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.
