"Liều chết" bơi cạnh cá mập, những con cá này thật ra định làm gì?

Đây là lý do tại sao luôn có những đàn cá rất đông bơi cạnh cá mập, dù chúng có thể bị ăn thịt bất kỳ lúc nào.

Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng có nhiều loài cá khác nhau sử dụng cá mập như... "bàn chải" theo một hình thức cộng sinh đầy thú vị.

Liều chết bơi cạnh cá mập, những con cá này thật ra định làm gì?
Đàn cá bơi cạnh cá mập theo một mô phỏng đồ họa. (Ảnh: UMiamiRSMAS)

Cách thức được chúng áp dụng đó là liên tục va chạm vào cơ thể có vảy của động vật ăn thịt biển để loại bỏ ký sinh trùng và các chất bẩn khác. "Hiện tượng này dường như là kịch bản duy nhất trong tự nhiên khi con mồi chủ động tìm kiếm và cọ xát với kẻ săn mồi", Lacey Williams, một nhà nghiên cứu tại Đại học Miami cho biết.

Cùng với các cộng sự của mình, Williams lần đầu tiên quan sát thấy hành vi này khi đang thu thập dữ liệu về loài cá mập trắng (Carcharodon carcharias) ở Vịnh Plettenberg, Nam Phi.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã tổng hợp dữ liệu hình ảnh, video và báo cáo từ những nhân chứng để đưa ra kết luận rằng, có tới 12 loài cá khác nhau và 8 loài cá mập có cùng cách thức "cộng sinh" tương tự.

Giáo sư Neil Hammerschlag tại Đại học Miami lý giải rằng da cá mập được bao phủ bởi một lớp vảy nhỏ giống như răng cưa, gọi là lớp ngà dưới da.

Chính lớp vảy này đã tạo thành một bề mặt nhám cho cá mập, khiến nó đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ ký sinh trùng hoặc các chất gây kích ứng da trên các loài cá khác.

"Điều đó giúp cải thiện sức khỏe và thể lực của nhiều loài cá. Đồng thời, nó cũng mang đến cho cá mập nguồn thức ăn sẵn có", giáo sư Hammerschlag cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhờ

Nhờ "gene sống thọ", loài cá này có thể sống tới 200 năm tuổi

Nghiên cứu mới của Đại học California, Berkeley, phát hiện cá quân có thể sống hàng trăm năm nhờ sở hữu nhiều gene giúp kéo dài tuổi thọ.

Đăng ngày: 15/11/2021
4km cáp của Na Uy biến mất không dấu vết, thủ phạm có phải là mực khổng lồ?

4km cáp của Na Uy biến mất không dấu vết, thủ phạm có phải là mực khổng lồ?

Tổng cộng 10 tấn cáp nằm sâu 200m dưới mực nước biển đã biến mất không dấu vết khỏi vùng biển Na Uy.

Đăng ngày: 13/11/2021
Không phải Amazon, Trái đất còn có một lá phổi lớn hơn trong lòng đại dương nhưng ít người biết đến

Không phải Amazon, Trái đất còn có một lá phổi lớn hơn trong lòng đại dương nhưng ít người biết đến

Hóa ra Trái đất còn đang thở bằng những lá phổi lớn hơn trong lòng đại dương, một hệ sinh thái mà ít người trong số chúng ta biết đến: Đó là những cánh đồng cỏ biển.

Đăng ngày: 12/11/2021
Nhật Bản:

Nhật Bản: "Vật thể lạ" bất ngờ xuất hiện trôi dạt khắp bờ biển

Các " vật thể lạ" khiến vùng biển biến thành một màu xám xịt, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của người dân.

Đăng ngày: 10/11/2021
Tìm thấy tôm hùm

Tìm thấy tôm hùm "kẹo bông" 100 triệu con mới có một

Con tôm hùm màu xanh kẹo bông hiếm gặp mắc bẫy của ngư dân ở ngoài khơi bang Maine cuối tuần trước.

Đăng ngày: 10/11/2021
Cận cảnh chú cá mập trắng khổng lồ với hàng trăm vết sẹo

Cận cảnh chú cá mập trắng khổng lồ với hàng trăm vết sẹo "yang hồ" nhất đại dương

Theo đó, chú cá mập với hàng trăm vết thương này đã khiến các nhà nghiên cứu tỏ ra hứng thú ngay từ lần đầu gặp gỡ.

Đăng ngày: 09/11/2021
Xác cá voi khổng lồ dài 19m dạt vào bờ biển

Xác cá voi khổng lồ dài 19m dạt vào bờ biển

Các chuyên gia động vật đang chuẩn bị khám nghiệm xác của một con cá voi vây khổng lồ tại cảng Calais, miền bắc nước Pháp.

Đăng ngày: 09/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News