Liệu pháp ánh sáng tiêu diệt virut gây bệnh
Với sự tiến bộ của y học hiện đại, có rất nhiều cách để hạn chế tác hại của virus đối với sức khỏe. Liệu pháp ánh sáng mà các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu được đánh giá là một trong những phương pháp loại trừ virus gây bệnh hiệu quả giúp mở ra hướng ứng dụng mới trong tương lai.
Để ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn, các bác sĩ thường khuyên mỗi người nên: thường xuyên rửa tay sạch sẽ, ăn nhiều rau quả, chú ý giữ vệ sinh cá nhân, ngủ nhiều và không dùng tay để dụi mắt. Tuy nhiên, những biện pháp thông thường đó giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn rất hạn chế và chỉ có tác dụng đối với một vài loại khuẩn và virus gây bệnh thông thường như: virus cúm, Rubella, khuẩn Ebola, E. coli.
Trong khi đó, có rất nhiều loại virus và chủng khuẩn gây bệnh nguy hiểm phải dùng đến cách điều trị bằng kháng sinh hay vaccin để phòng ngừa. Tuy nhiên, ngày nay, sự biến đổi của virus, vi khuẩn đang dẫn tới tình trạng kháng thuốc và vaccin ngày càng cao. Đứng trước nguy cơ đe doạ sức khoẻ con người, các nhà khoa học tại nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu về nhiều cách diệt khuẩn khác nhau trước khi thử nghiệm bằng liệu pháp ánh sáng.
Trong tương lai, ánh sáng lazer sẽ được sử dụng trong tiêu diệt virus
gây bệnh và không gây ra tổn thương cho các tế bào trong cơ thể.
Liệu pháp tia tử ngoại
Phần lớn các virus gây bệnh nguy hiểm có thể bị tiêu diệt khi sử dụng tia lazer, song nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho hay: không phải mọi loại virus đều có cấu tạo giống nhau. Do đó, việc sử dụng loại ánh sáng này đối với một số virus có thể mang lại hiệu quả tiêu diệt, song nếu sử dụng với các loại virus khác có thể không mang lại tác dụng.
Trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp mới tiêu diệt virus gây bệnh, các nhà khoa học Mỹ đã từng thành công trong thử nghiệm với liệu pháp chiếu sáng bằng tia tử ngoại UV. Hiện phương pháp diệt khuẩn bằng tia cực tím đang được ứng dụng tại một số quốc gia trên thế giới.
Loại ánh sáng này mặc dù có thể gây cháy nắng và làm gia tăng nguy cơ ung thư da ở người, song lại có thể diệt virus hiệu quả. Cũng giống như khi chiếu ánh sáng lazer, khi chiếu tia cực tím vào một số loại virus, lớp vỏ ngoài của chúng bị phá vỡ khiến cho virus rơi vào trạng thái mất phản ứng và không thể tiếp tục tấn công các tế bào trong cơ thể con người.
Thành tựu này hiện đang được ứng dụng trong các hệ thống lọc khí, khử mùi và hệ thống lọc nước bằng tia tử ngoại nhằm ngăn chặn mầm bệnh trong không khí và trong nguồn nước. Ngoài ra, còn được ứng dụng trong các hệ thống diệt khuẩn trong thực phẩm với tác dụng diệt khuẩn E.coli hiệu quả mà vẫn đảm bảo được chất lượng và hương vị của thực phẩm.
Việc ứng dụng tia tử ngoại trong diệt virus và khuẩn gây bệnh trong y học cũng đang được triển khai tại các quốc gia phát triển, tuy nhiên, theo đánh giá của giới khoa học, do đặc tính của tia UV có sức huỷ diệt kém hơn so với tia lazer nên có thể dễ khiến virus bị đột biến và cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
Liệu pháp diệt virus bằng tia lazer
Các nhà khoa học tại viện nghiên cứu Trường đại học bang Arizona, Mỹ cùng các đồng nghiệp của mình tại Trường đại học John Hopkins mới đây vừa công bố nghiên cứu của mình về việc sử dụng ánh sáng trong tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh. Theo đó, loại ánh sáng từng được xem là phát hiện quan trọng của khoa học - ánh sáng lazer - không chỉ có khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, quân sự… mà còn có thể được dùng để diệt khuẩn và diệt virus hiệu quả.
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Kong Thon Tsen - Trường đại học Arizona đã thành công với việc tiêu diệt virus gây bệnh bằng một tia lazer tím. Với thời lượng chiếu tia lazer cực nhanh trong vòng 100 femto giây (1 femto giây bằng 1 phần triệu của một phần tỉ giây), ánh sáng lazer có thể tác động đáng kể làm phá hủy lớp vỏ bọc bên ngoài của virus. Điều này rất quan trọng cho việc tiêu diệt hoàn toàn virus gây bệnh bởi khi đó virus sẽ trở nên vô hại trong khi các tế bào trong cơ thể vẫn được bảo vệ an toàn.
Các nhà khoa học hi vọng, sau khi kết thúc các thử nghiệm, thành tựu này có thể ứng dụng trong điều trị một loạt các bệnh nguy hiểm liên quan đến virus, trong đó phải kể tới căn bệnh HIV/AIDS do virus HIV gây ra và bệnh viêm gan. Bằng cách quét tia lazer làm sạch virus và các mầm bệnh khác trong máu, các nhà khoa học có thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh trong cơ thể bệnh nhân một cách nhanh chóng. Ngoài ra, có thể dễ dàng kết hợp liệu pháp lazer với các phương pháp điều trị hiện hành khác. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị lấy một phần máu ra khỏi cơ thể để làm sạch bằng lazer, sau đó truyền trở lại cơ thể người bệnh giống như quá trình lọc máu nhân tạo.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
