Linh dương impala vùng vẫy giành giật sự sống trong "nanh" sư tử

Con sư tử đã có một ngày đi săn may mắn.

Cũng giống như một xã hội thu nhỏ, thế giới hoang dã có trật tự của nó và được thiết lập bởi những kẻ đi săn mạnh mẽ. Đó là những loài động vật săn mồi đáng sợ nhất trong tự nhiên và được các nhà khoa học xếp trên đỉnh của chuỗi thức ăn.

Ở châu Phi, gia tộc họ mèo lớn thuộc chi Panthera bao gồm sư tử, báo hoa mai, báo đốm và hổ là những kẻ săn mồi đáng sợ nhất. Trong đó, tỷ lệ săn mồi thành công của sư tử là 30%, báo săn mồi là 58%, báo hoa mai là 38% và hổ là 5%.

Linh dương impala vùng vẫy giành giật sự sống trong nanh sư tử
Bé linh dương thứ hai đã có một màn chống trả cực kỳ dũng cảm.

Thức ăn chủ yếu của sư tử bao gồm linh dương đầu bò, trâu rừng, ngựa vằn và nhiều loại linh dương khác nhau tại đồng cỏ châu Phi. Ở Nam Phi, trọng lượng trung bình của con mồi của sư tử đực là khoảng 400 kg. Mặt khác, săn mồi theo nhóm cũng có nghĩa là nhu cầu thức ăn lớn hơn, điều này tạo thành áp lực và động lực cho sư tử săn mồi lớn.

Trong gia tộc, sư tử không chỉ là loài săn con mồi lớn nhất mà chúng còn là loài kén ăn nhất. Theo các cuộc điều tra của các chuyên gia, các loại được xem là con mồi trong thực đơn của sư tử về cơ bản chỉ nằm vỏn vẹn trong con số 20 loài, và ở một số khu vực, con số này có thể nhỏ hơn.

Có thể thấy, cuộc sống săn mồi của sư tử tương đối khắc nghiệt chứ không dễ dàng như những gì chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, may mắn đôi khi vẫn xảy ra đối với sư tử, giống như trường hợp dưới đây được anh David Pusey chứng kiến và ghi hình lại.

Linh dương impala là loài động vật ăn cỏ, có thân hình thon gọn cực kỳ phổ biến trên vùng thảo nguyên châu Phi.

Đây là loài động vật sinh sống theo bầy đàn và hầu như hoạt động cả ngày. Do số lượng lớn, linh dương impala là con mồi yêu thích của tất cả các loài thú ăn thịt ở châu Phi như: sư tử, báo, linh cẩu, cá sấu...


Clip nguồn: LatestSightings

Vào mùa sinh sản, những chú linh dương impala càng dễ trở thành tầm ngắm của các loài động vật hoang dã vì chưa đủ nhanh nhạy để chạy trốn. Hôm đó, một con sư tử được nhìn thấy gần cầu H12 trong công viên Kruger còn không thể tin nổi việc tìm thấy một lúc hai con linh dương nhỏ đang tha thẩn. Dĩ nhiên, sư tử chắc chắn không ngu gì mà bỏ qua món quà của Thượng đế.

Bé linh dương thứ hai đã có một màn chống trả cực kỳ dũng cảm. Thậm chí, nó còn xoay mình thi triển được một vài cú đá vào mặt con sư tử. Đáng tiếc, nỗ lực đến từ linh dương là chưa đủ. Dù sao, trong cuộc sống, sư tử cũng cần phải có thức ăn để cho nó và đàn con tồn tại. Sau đó, con sư tử đem giấu hai con linh dương vào trong bụi cây để tận hưởng bữa ăn trong bình yên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắt sống con trăn gấm dài hơn 4m đang quấn chặt một con khỉ tại bán đảo Sơn Trà

Bắt sống con trăn gấm dài hơn 4m đang quấn chặt một con khỉ tại bán đảo Sơn Trà

Con trăn gấm dài hơn 4m vừa được tìm thấy khi vô tình đi kiếm ăn sát khu vực bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng).

Đăng ngày: 11/10/2022
Top 4 “bậc thầy thao túng” trong thế giới các loài

Top 4 “bậc thầy thao túng” trong thế giới các loài

Trong thế giới của chúng ta cũng có nhiều loài có khả năng thao túng loài khác để phục vụ cho mục đích của chúng. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những loài nào nhé!

Đăng ngày: 11/10/2022
Vì sao chú rùa 2 đầu lại có tới 2

Vì sao chú rùa 2 đầu lại có tới 2 "nhân cách"?

Đây là câu chuyện mới về một chú rùa 2 đầu hiện đang sống ở Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 11/10/2022
Đại bàng Martial sải cánh khuất phục lợn rừng

Đại bàng Martial sải cánh khuất phục lợn rừng

Đại bàng Martial là loài đại bàng lớn nhất châu Phi. Ở trên cùng của chuỗi thức ăn, nếu trong tình trạng khỏe mạnh, đại bàng Martial không có kẻ thù tự nhiên.

Đăng ngày: 11/10/2022
Sư tử đang đi săn phải vội vã bỏ chạy khi gặp con vật này

Sư tử đang đi săn phải vội vã bỏ chạy khi gặp con vật này

Không phải cuộc đi săn nào của sư tử cũng thành công, đặc biệt là khi chúng đụng độ những loài vật có vũ khí tự vệ hiệu quả.

Đăng ngày: 10/10/2022
Rắn hổ mang phun nọc vào mặt có bị nhiễm độc?

Rắn hổ mang phun nọc vào mặt có bị nhiễm độc?

Vết cắn của rắn hổ mang có thể gây chết người nếu không được xử lý nhanh, nhưng nếu phun nọc độc vào mặt vẫn bị đau đớn, sưng tấy và tổn thương da.

Đăng ngày: 10/10/2022
Tái xuất sau hơn 20 năm biến mất, loài thú lập tức gây sốt vì quý hiếm hơn cả gấu trúc

Tái xuất sau hơn 20 năm biến mất, loài thú lập tức gây sốt vì quý hiếm hơn cả gấu trúc

Sau khi được phát hiện vào năm 1983 và nhìn thấy một lần nữa vào năm 1990, loài vật này đã biến mất không để lại dấu vết trong hơn 20 năm.

Đăng ngày: 09/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News