Linh dương Saiga
Tên khoa học là Saiga tatarica, có nhiều ở Mông Cổ, Kazakhstan và vùng Kalmykia (Nga). Linh dương Saiga thuộc loài ăn cỏ, chúng chọn ăn trên một trăm loại cỏ khác nhau.
![]() |
Linh dương Saiga - con đực (Ảnh: redlist) |
Linh dương Saiga nặng từ 30-45kg, chỗ vai cao khoảng 0,6-0,8m; thân mình dài khoảng 1-1,5m. Đặc điểm nổi bật nhất là chúng có cái đầu lớn với cái mũi dễ chuyển động, mũi trông như một cái vòi nhỏ. Nhiều người nghĩ rằng lỗ mũi kỳ lạ của chúng có thể là để thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt: làm cho không khỉ ẩm và ấm trước khi vào phổi.
Bộ lông của Saiga cũng có những đặc điểm thích nghi thật lạ. Mùa hè, bộ lông ngắn lại, vào mùa này lưng và cổ của chúng có màu đỏ hơi vàng, bụng có màu nhạt hơn. Những lúc nóng nực nhất trong ngày chúng chỉ nằm nghỉ tại chỗ và không hề di chuyển đi đâu mãi cho đến khi mặt trời lặn. Nhưng vào mùa đông chúng lại hoạt động năng nổ cả ngày, trong thời tiết giá lạnh bộ lông của chúng lại tự phát triển trở nên dày hơn và dài hơn. Bộ lông chuyển sang màu xám xịt trên lưng và cổ, dưới bụng thì màu xám nâu.
Con cái trưởng thành lúc 7-8 tháng tuổi, trong khi con đực phải được 2 năm mới tới mức trưởng thành. Mùa sinh sản từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12, con cái mang thai 5 tháng và thường đẻ mỗi lứa chỉ 2 con non.
Linh dương Saiga là loài "đa thê" đúng nghĩa. Vào mùa sinh sản, chúng tập họp thành bầy, mỗi bầy có từ 5-10 con cái và chỉ duy nhất 1 con đực. Con đực rất quan tâm đến việc bảo vệ "đàn vợ" của mình. Vào mùa này, các con đực trưởng thành thường đánh nhau dữ đội, nhưng chúng không hề giết chết nhau.
Nhiều con đực không hề ăn cỏ trong suốt mùa sinh sản và dùng hầu như toàn bộ sức lực còn trong người để đánh đuổi "tình địch". Kết quả là cuối mùa sinh sản những con đực trưởng thành trở nên yếu ớt và thường chết từ 80-90%.
(Ảnh: christine73.canalblog)
Sau mùa sinh sản, linh dương Saiga lại cùng nhau họp thành đàn lớn có từ 30-40 con, chúng cùng di cư để tránh bão tuyết hay hạn hán. Lúc này tuy hợp lại với nhau đông đúc nhưng không hề có con đầu đàn.
Lông, thịt và sừng của chúng rất có giá trị kinh tế. Sừng dài khoảng 28-30cm có giá nhất, thường được con người nghiền nhỏ để làm thuốc giảm sốt.
Trước đây, loài linh dương này được Liên Xô bảo vệ rất kỹ lưỡng, nhưng hiện nay số lượng đang giảm đi đáng kể do bị săn bắt quá mức.

10 loài thủy quái của sông Amazon
Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến
Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
