Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất
Ở vùng không gian tử thần gần lỗ đen quái vật Sagittarius A* của thiên hà Milky Way chứa Trái đất, các nhà khoa học vừa tìm ra một thế giới kỳ quái gồm 500.000 vật thể sơ sinh gọi là Sagittarius C.
Phân tích dữ liệu từ siêu kính viễn vọng James Webb, các nhà khoa học đến từ Đại học Virginia (Mỹ) đã tiết lộ Sagittarius C chứa khoảng 500.000 "tiền sao", tức những ngôi sao sơ sinh vẫn đang hình thành và tăng trưởng.
Ở trung tâm của cụm tiền sao là một tiền sao "quái vật" từng được biết đến trước đây, có khối lượng gấp 32 lần Mặt trời.
Sagittarius C hiện ra đầy ma quái trong dữ liệu James Webb, ngay cạnh "quái vật" Sagittarius A* - (Ảnh: NASA/ESA/CSA/STScI)
Tiền sao "quái vật" đó là thứ đầu tiên hấp dẫn các nhà khoa học, bởi môi trường xung quanh lỗ đen siêu khối Sagittarius A* ở trung tâm thiên hà khắc nghiệt tới nỗi mọi lý thuyết thiên văn đều cho rằng không có ngôi sao nào có thể ra đời ở đó.
Nhưng không chỉ một tiền sao "quái vật", thế giới 500.000 tiền sao quái dị, cách Sagittarius A* chỉ 300 năm ánh sáng, hứa hẹn lật đổ nhiều lý thuyết, theo tờ Sci-News.
Nhóm Virginia đã quan sát Sagittarius C bằng thiết bị NIRCam, một camera cận hồng ngoại của James Webb.
"Đám mây mà các tiền sao đang nổi lên dày đặc tới mức ánh sáng từ các ngôi sao phía sau nó không thể tới được James Webb, khiến nó có vẻ ít đông đúc hơn thực tế" - nhóm nghiên cứu cho biết.
Thế nhưng, các phân tích đã xác định độ dày đặc thực sự của khu vực, từ đó ước lượng số tiền sao đang thực sự tồn tại.
Sagittarius C hiện ra đầy ma quái với những đám mây tối hồng ngoại nhỏ, rải rác trông như những cái lỗ trên bầu trời dày sao. Đó là nơi các ngôi sao tương lai đang hình thành.
NIRCAm cũng thu được phát xạ quy mô lớn từ hydro bị ion hóa xung quanh các đám mây tối, hiển thị với màu lục lam trong ảnh. Đó là kết quả của các photon năng lượng cao phá tra từ các ngôi sao trẻ có khối lượng lớn.
Các kết quả cho thấy khu vực trung tâm thiên hà không hề trống trải như chúng ta từng nghĩ, mà đầy các đám mây khí từ tính hỗn loạn đang hình thành nên các ngôi sao khổng lồ, mà cả quá trình tác động đến khí xung quanh bằng gió sao, tia và bức xạ.
Những ngôi sao khổng lồ ở Sagittarius C lớn hơn Mặt trời nhiều lần, là loại sao được biết đến như nhà máy sản xuất các nguyên tố nặng trong thiên hà. Hiểu rõ chúng sẽ giúp tìm hiểu câu chuyện về nguồn gốc của phần lớn vũ trụ, theo các tác giả.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.
