Lộ diện "chúa tể đại dương" kỷ Jura có thân hình dài 6m

Chỉ riêng bộ hàm của con quái vật đã dài tới 1,3m. Nó là một loài hoàn toàn mới, được mô tả là "siêu ăn thịt", đứng đầu chuỗi thức ăn của các đại dương kỷ Jura.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports, loài mới phát hiện được đặt tên là Lorrainosaurus. Nó là thành viên mới của "triều đại động vật ăn thịt" pilosaur - họ hàng xa của thằn lằn ngày nay và đã đứng đầu chuỗi thức ăn ở các đại dương trong suốt 80 triệu năm.


Đầu của Lorrainosaurus được phục dựng từ phần xương hàm bên dưới - (Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN LUXEMBOURG).

Theo Live Science, các phần cơ thể quái dị đầu tiên của con quái vật đã được khai quật từ năm 1983 ở vùng Lorraine phía Đông Bắc nước Pháp, nhưng không ai có thể xác định nó là gì cho đến tận nửa thế kỷ sau.

Một nghiên cứu năm 1994 đã nhầm lẫn nó thuộc về một chi pilosaur đã biết khác là Simolestes, do đó họ đặt tên mẫu vật là Simolestes Keileni. Mãi đến gần đây, các kỹ thuật phân tích hóa thạch mới đã giúp chứng minh nó hoàn toàn khác biệt so với các loài Simolestes khác.

Con quái vật biểu của nước Pháp được cho là kinh khủng hơn bất cứ thứ gì được tìm thấy từ các đại dương kỷ Jura với bộ hàm dài tới 1,3 m - hơn các con Simolestes tới 0,36m; thân hình ước tính dài khoảng 6m.

Nó được xác định là một nhánh pilosaur hoàn toàn khác biệt và có độ nguy hiểm ngoài sức tưởng tượng.

"Nó ăn tất cả những gì nó muốn" - đồng tác giả Daniel Madzia từ Viện Cổ sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, cho biết.

Con quái vật này săn cá mập cổ đại, rùa biển khổng lồ, các con thằn lằn đầu rắn và nhiều loài khác không may chung sống với chúng trong đại dương kỷ Jura.

Việc xác định được nó và niên đại chính xác đã giúp đẩy lùi mốc xuất hiện của bò sát biển khổng lồ xa hơn 5 triệu năm. Rõ ràng, các quái vật này đã bắt đầu ra đời ngay khi chuỗi thức ăn kỷ Jura có sự chuyển đổi mạnh mẽ 175-171 triệu năm trước, sau khi các loài săn mồi đỉnh cao khác bị suy giảm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 05/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News