Lộ diện một hành tinh lùn mới ngay trong Hệ Mặt trời

Một tảng đá không gian bấy lâu bị lầm tưởng là tiểu hành tinh có thể thực sự là một hành tinh lùn giống Ceres hay sao Diêm Vương.

Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà thiên văn Pierre Vernazza từ Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Marseille (Pháp) đã đưa ra các bằng chứng mới cho thấy Hygiea, thứ được coi là tiểu hành tinh lớn thứ tư trong Hệ Mặt trời thật ra là thứ gì đó "cao cấp" hơn: một hành tinh lùn.

Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu chi tiết về Hygiea mà hệ thống Kính viễn vọng Very Large của Đàu thiên văn Southern European (VLT) ghi nhận được.

Lộ diện một hành tinh lùn mới ngay trong Hệ Mặt trời
Hành tinh lùn Hygiea - (ảnh: PA).

Các tác giả đã sử dụng mô phỏng máy tính để tái hiện lại vụ va chạm nảy lửa giữa 2 thiên thể lớn xảy ra 2 tỉ năm trước trong Hệ Mặt trời, tạo nên vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc cho đến ngày nay. Một số mảnh vỡ từ vụ va chạm đã kết lại thành những vật thể lớn hơn, bao gồm Hygiea, trước khi trọng lực của Sao Mộc non trẻ kế bên bắt đầu đủ mạnh để chấm dứt quá trình kết tụ, khiến không vật thể lớn nào khác có thể hình thành từ đống hỗn độn đó.

Tuy nhiên Hygiea rất khác so với các tiểu hành tình được tạo nên từ vụ va chạm đó. Nó như một khối tròn khá nhẵn, thiếu đi các miệng hố va chạm. Kết hợp nhiều dữ liệu khác, họ nhận ra rằng Hygiea không hề có hình dạng đó một cách ngẫu nhiên, do các vụ va chạm đẽo gọt thành. Nó có hình tròn nhờ lực hấp dẫn của chính mình!

Đối chiếu với định nghĩa của Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU), nó phải là một hành tinh lùn. Định nghĩa đó cho biết hành tinh lùn là những thiên thể quay quanh một ngôi sao đủ lớn để được bao quanh bởi lực hấp dẫn của chính nó, nhưng không có sự thống trị hấp dẫn mạnh mẽ để có thể dọn sạch khu vực xung quanh quỹ đạo của nó bằng cách "nuốt" hoặc đẩy đi các vật thể nhỏ hơn trên đường đi của nó.

Nếu được công nhận, Hygiea sẽ trở thành hành tinh lùn nhỏ nhất được biết đến trong Hệ Mặt trời, đúng ngang hàng với Ceres, Haumea, Makemake, Eris và cả sao Diêm Vương – thứ vẫn còn bị coi là hành tinh lùn kể từ khi bị IAU "giáng cấp" năm 2006.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đất trên sao Hỏa và Mặt trăng có thể trồng được cây

Đất trên sao Hỏa và Mặt trăng có thể trồng được cây

Nếu chúng ta sẽ thiết lập các căn cứ vĩnh viễn trên Mặt trăng hoặc sao Hỏa, cần phải nghĩ đến phương án tự sản xuất thức ăn.

Đăng ngày: 30/10/2019
Những hành tinh chết có thể đang phát tín hiệu ngoài không gian

Những hành tinh chết có thể đang phát tín hiệu ngoài không gian

Các nhà khoa học cho biết, các hành tinh chết có thể đang gửi đi những tín hiệu mà chúng ta có thể thu được trên Trái đất.

Đăng ngày: 30/10/2019
2 bản sao Trái đất đâm sầm vào nhau, bắn mảnh vỡ khắp không gian

2 bản sao Trái đất đâm sầm vào nhau, bắn mảnh vỡ khắp không gian

Thảm kịch hành tinh Theia to cỡ sao Hỏa lao thẳng vào trái đất vài tỉ năm trước đã lặp lại ở một hệ mặt trời khác.

Đăng ngày: 28/10/2019
Rác vũ trụ đang bao vây Trái đất

Rác vũ trụ đang bao vây Trái đất

Không gian bên ngoài Trái Đất không còn nhiều, và rác thải vũ trụ là một phần nguyên nhân.

Đăng ngày: 28/10/2019
Những sự thật thú vị ít ai biết về Dải Ngân hà

Những sự thật thú vị ít ai biết về Dải Ngân hà

Dù biết tất cả những nhà hàng yêu thích và cách tránh kẹt xe trong giờ cao điểm, nhưng không chắc bạn biết hết mọi ngóc ngách trong thành phố. Điều tương tự cũng đúng với thiên hà bạn đang sống – Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 28/10/2019
Tuyên bố chấn động của NASA về sao Kim

Tuyên bố chấn động của NASA về sao Kim

Trước đây, có thể sao Kim có khí hậu ổn định, có nước trong hàng tỉ năm trước khi bề mặt hành tinh này trở nên "bỏng rát".

Đăng ngày: 28/10/2019
Máy bay tối mật hạ cánh sau 780 ngày trên quỹ đạo

Máy bay tối mật hạ cánh sau 780 ngày trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ bí ẩn nhất của không quân Mỹ lập kỷ lục mới về thời gian ở lâu nhất trên quỹ đạo trong nhiệm vụ thứ 5.

Đăng ngày: 28/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News