Lộ diện quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới

Kết quả khảo sát được công bố hôm 14/3 cho thấy thành phố Lahore ở Pakistan đã leo 10 bậc để trở thành nơi có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới vào năm 2022, Reuters đưa tin.

Kết quả khảo sát thường niên của doanh nghiệp sản xuất máy lọc không khí Thụy Sĩ IQAir cũng cho biết quốc gia Chad ở châu Phi đã soán ngôi Bangladesh để trở thành nước có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới.

Lộ diện quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới
Phương tiện di chuyển trong môi trường ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở thành phố Lahore của Pakistan. (Ảnh: Reuters).

IQAir thực hiện đánh giá chất lượng không khí thông qua việc đo lường nồng độ phân tử bụi mịn được gọi PM2.5. Các khảo sát của IQAir thường xuyên được trích dẫn bởi cộng đồng khoa học và cơ quan chính phủ trên thế giới.

Dữ liệu về chất lượng không khí trong báo cáo trên được thu thập từ hơn 30.000 máy đo tại 7.300 địa điểm thuộc 131 quốc gia.

Theo khảo sát năm 2022, mức độ tập trung phân tử bụi mịn PM2.5 tại thành phố Lahore đã lên đến mức 97,4 microgram trên một mét khối khí, tăng từ mốc 86,5 microgram một năm trước đó, khiến nơi đây trở thành đô thị có không khí ô nhiễm nhất trên Trái đất.

Hòa Điền, thành phố duy nhất của Trung Quốc nằm trong số 20 địa điểm ô nhiễm nhất, đứng thứ 2 với nồng độ bụi mịn ở mức 94,3 microgram. Đây là sự cải thiện lớn vì thành phố này trước đó có mức độ ô nhiễm lên tới 101,5 microgram trên một mét khối khí vào năm 2021.

Hai thành phố tiếp theo đều nằm tại Ấn Độ là Bhiwadi với mức ô nhiễm 92,7 microgram bụi mịn và thủ đô Delhi là 92,6 microgram.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết mức độ tập trung phân tử bụi mịn PM2.5 lý tưởng là 5 microgram trên một mét khối khí.

Chad là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí trung bình cao nhất thế giới là 89,7 microgram phân tử bụi PM2.5. Iraq đứng thứ hai với độ ô nhiễm là 80,1 microgram.

Pakistan, quốc gia có 2 thành phố nằm trong số 5 địa điểm có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất, đứng thứ 3 với nồng độ phân tử bụi mịn trung bình là 70,9 microgram.

Theo báo cáo của IQAir, người dân sinh sống tại Ấn Độ và Pakistan phải chịu đựng mức ô nhiễm không khí cao nhất trong khu vực Trung Á và Nam Á, nơi có 60% dân số nằm trong khu vực có nồng độ phân tử bụi mịn cao gấp 7 lần so với tiêu chuẩn của WHO.

Trên thế giới, cứ 10 người thì có một người sống tại những khu vực mà mức độ ô nhiễm không khí có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu mới cho thấy, gỗ có chức năng chống biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới cho thấy, gỗ có chức năng chống biến đổi khí hậu

Việc ra đời các vật liệu xây dựng bền vững có ý nghĩa thiết thực, giải quyết lượng khí thải CO2 ngày càng tăng do dùng nguyên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 15/03/2023
Tầng ozone bị phá hủy từ 3-5% sau vụ cháy rừng

Tầng ozone bị phá hủy từ 3-5% sau vụ cháy rừng "Mùa hè đen tối"

Đây là nghiên cứu do nhà hóa học khí quyển Susan Solomon thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thực hiện.

Đăng ngày: 15/03/2023
Châu Âu chật vật bỏ máy bay để chuyển sang tàu

Châu Âu chật vật bỏ máy bay để chuyển sang tàu

Trong nỗ lực giảm khí thải carbon, các nước châu Âu đang tìm cách hạn chế chuyến bay chặng ngắn và thay bằng những chuyến tàu.

Đăng ngày: 13/03/2023
Biến rác thải điện tử thành bộ phận hỗ trợ người khuyết tật

Biến rác thải điện tử thành bộ phận hỗ trợ người khuyết tật

Trong thế giới công nghệ không ngừng cải tiến, thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều đồng nghĩa rằng những rác thải điện tử cũng đang chồng chất.

Đăng ngày: 11/03/2023
Phát hiện hang động băng lớn nhất Tây Tạng

Phát hiện hang động băng lớn nhất Tây Tạng

Trung Quốc hôm 7/3 công bố phát hiện một hang động băng khổng lồ gần " hồ ba màu" ở khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam nước này.

Đăng ngày: 10/03/2023
Con người đã xả hơn 170.000 tỷ hạt vi nhựa vào đại dương

Con người đã xả hơn 170.000 tỷ hạt vi nhựa vào đại dương

Lượng rác thải nhựa đổ ra các đại dương trên thế giới tăng mạnh chưa từng thấy kể từ năm 2005, có thể tăng gấp gần 3 lần vào năm 2040 nếu thế giới không hành động quyết liệt.

Đăng ngày: 10/03/2023
Vệt mây kỳ lạ lóe sáng trong đêm

Vệt mây kỳ lạ lóe sáng trong đêm "trăng giun"

Hình ảnh một đám mây mỏng " lạ thường" được chiếu sáng bởi trăng tròn tháng 3 - thường được gọi là "trăng giun" - đang thu hút sự chú ý trên mạng xã hội.

Đăng ngày: 10/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News