Lộ diện sinh vật lạ ở Pháp: “Cỗ máy ăn thịt" 100 triệu tuổi
Các nhà cổ sinh vật học đã có phát hiện "không thể tin nổi" về một loài chưa được định danh thuộc dòng họ quái vật ăn thịt Furileusauria.
Theo Sci-News, loài sinh vật mới được khai quật ở vùng Normandy của Pháp được đặt tên là Caletodraco cottardi.
Nó là thành viên của Furileusauria, một phân nhóm khủng long Abelisauridae xuất hiện từ giữa kỷ Jura và phát triển mạnh suốt kỷ Phấn Trắng.
Nhưng việc sinh vật này xuất hiện ở Pháp là một điều hoàn toàn vô lý.
Một mẫu vật là răng của Caletodraco cottardi và ảnh đồ họa mô tả chân dung của khủng long nhóm Abelisauridae - (Ảnh: Eric Buffetaut; Minh họa AI: Anh Thư).
Theo các bằng chứng cổ sinh vật học từ trước đến nay, toàn bộ nhóm khủng long Abelisauridae - những cỗ máy ăn thịt hung hãn có kích thước từ trung bình đến lớn - là cư dân đến từ siêu lục địa cổ đại Gondwana.
Gondwana là một trong hai siêu lục địa chính hình thành từ sự phân tách của siêu lục địa Pangaea. Nó bao gồm các khối đất liền mà ngày nay là Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Australia, Nam Cực và bán đảo Ả Rập.
Như vậy, lẽ ra nhóm khủng long này không nên được tìm thấy ở châu Âu ngày nay. Trước đó, các loài thuộc phân nhóm Furileusauria chỉ được tìm thấy ở Nam Mỹ.
Tuy vậy vẫn có manh mối: Một loài Abelisauridae phân nhóm khác đã được phát hiện ở miền Nam nước Pháp vào năm 1988. Chúng cũng được phát hiện ở kỷ Phấn Trắng tại một số nước châu Âu, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Hungary và Hà Lan.
Như vậy, rất có thể bằng cách nào đó, phân nhóm Furileusauria thực sự từng tồn tại ở cả hai bên đại dương vào thời kỳ đó.
Trở lại với sinh vật thú vị giúp định danh loài mới, hai khối xương hóa thạch của nó đã được tìm thấy dưới chân vách đá ven biển tại Saint-Jouin-Bruneval trên bờ biển Pays de Caux, thuộc tỉnh Seine-Maritime của vùng Normandy.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Eric Buffetaut từ Đại học Nghiên cứu PSL (Pháp) đã phân tích, định danh loài mới.
Nó được cho là đã sống vào khoảng 100 triệu năm trước - tức vào giữa kỷ Phấn Trắng - ở dãy núi Armorican, cách khu vực hóa thạch được khai quật khoảng 100km về phía Tây Nam.
Có thể xác hoặc xương của con khủng long đã được một dòng suối đưa đến khu vực mà các nhà cổ sinh vật học tìm thấy, vốn là một phần đáy biển cổ đại.
Với niên đại của mẫu vật, Caletodraco cottardi là một đại diện cho thời kỳ Abelisauridae phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, cho thấy dòng dõi này đa dạng, phạm vi phân bố rộng và phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây về nó.

Đôi giày đặc biệt của chiến binh đất nung mộ Tần Thủy Hoàng
Đôi giày ở chân một cung thủ trong đội quân đất nung có nhiều đặc điểm ưu việt, thể hiện trình độ thủ công xuất sắc dưới thời nhà Tần.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Định lý Pythagore được tìm thấy trên các tấm đất sét của người Babylon cổ đại, có trước thời Pythagoras 1.000 năm
Các nhà khoa học của Đại học New South Wales đã phát hiện ra mục đích của tấm đất sét Babylon 3.700 năm tuổi nổi tiếng, tiết lộ đây là bảng lượng giác cổ nhất và chính xác nhất thế giới.

Phát hiện loài cá mập có niên đại 325 triệu năm làm hé lộ lịch sử Trái đất
Nằm sâu bên trong lòng đất tiểu bang Kentucky (Mỹ), ẩn chứa một kho báu cổ sinh vật thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Công nghệ ADN giúp tái dựng gương mặt hoàng đế Trung Quốc thời Bắc Chu
ADN cổ đại được phục hồi từ hài cốt của một hoàng đế Trung Quốc ở thế kỷ thứ VI, đã giúp tái dựng gương mặt của nhà lãnh đạo này.
