Lò phản ứng hạt nhân có thể lên sao Hỏa
Những người đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa sẽ cần tới năng lượng hạt nhân để có thể tồn tại trên hành tinh đỏ, các nhà khoa học Mỹ nhận định.
Dư luận nhiều nước trên thế giới đang phản đối năng lượng nguyên tử sau cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản. Song trong hoạt động chinh phục không gian, năng lượng hạt nhân có thể giúp con người sinh tồn trên những hành tinh khác.
Popular Science cho biết, trong cuộc họp toàn thể của Hiệp hội Hóa học Mỹ vào cuối tháng 8, các chuyên gia cho rằng con người cần những lò phản ứng hạt nhân để chinh phục vũ trụ trong tương lai. Tuy nhiên, những lò phản ứng hạt nhân mà con người mang lên vũ trụ sẽ nhỏ đến mức chúng ta có thể đeo chúng trên lưng.
Ông James E. Werner, giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia của Bộ Năng lượng Mỹ, nói rằng những lò phản ứng mà con người mang ra ngoài trái đất sẽ tạo ra điện nhờ phản ứng phân hạch hạt nhân (hay còn gọi là phân rã nguyên tử). Đó là loại phản ứng khiến hạt nhân nguyên tử bị phân chia thành hai hoặc nhiều hạt nhân nhỏ hơn và vài sản phẩm phụ khác (như tia gamma, tia alpha, hạt neutron, hạt photon).
Các nhà du hành đầu tiên trên sao Hỏa có thể đeo những lò phản ứng mini trên lưng. (Ảnh: Discovery)
Werner mô tả rằng lò phản ứng phân hạch hạt nhân đeo lưng mà phòng thí nghiệm của ông muốn chế tạo sẽ có chiều rộng khoảng 30cm, chiều cao 60cm – tương đương kích thước của một vali xách tay. Đương nhiên, chúng sẽ không có hệ thống làm nguội như những lò phản ứng hạt nhân trong các nhà máy điện.
Đối với những người đầu tiên đặt chân lên hành tinh đỏ, một nguồn năng lượng liên tục và độc lập là yếu tố cực kỳ quan trọng để họ có thể sống sót. Điện từ các lò phản ứng hạt nhân đeo lưng sẽ được sử dụng vào hàng loạt công việc: tách và tái xử lý nước, trồng trọt và bảo quản lương thực, sản xuất khí oxy, chiếu sáng, xử lý rác.
Lò phản ứng phân hạch hạt nhân đóng một vai trò nhỏ bé trong hoạt động nghiên cứu không gian hiện nay. Nga chế tạo hơn 30 lò, trong khi Mỹ chỉ sản xuất một lò. Tất cả chúng đều được dùng để cấp điện cho vệ tinh nhân tạo.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
