Loài côn trùng nào thông minh nhất?

Nhiều thí nghiệm đã được thực hiện để kiểm tra khả năng của bộ não của côn trùng và cho ra kết quả đáng ngạc nhiên.

Đo lường trí thông minh của động vật không phải là con người là một công việc khó khăn. Tuy nhiên nhiều thí nghiệm đã cho thấy ong mật, kiến và ong bắp cày là những loài côn trùng thông minh và khôn ngoan.

Ong mật


Ong mật có thể làm toán cơ bản - (Ảnh: REUTERS).

Theo trang IFLScience, ong mật có thể làm toán cơ bản, hiểu khái niệm về zero (0) và thậm chí nhận ra số chẵn và số lẻ. Chúng cũng có khả năng định hướng đáng kinh ngạc, có thể tìm ra con đường ngắn và tối ưu nhất giữa các bông hoa.

Ngoài khả năng tính toán, ong còn có trí nhớ tuyệt vời, kỹ năng giao tiếp bằng điệu nhảy ấn tượng và còn tạo ra mật ong. Ong mật châu Á thậm chí hét lên để cảnh báo khi bị ong bắp cày tấn công.

Chúng cũng có khả năng tạo ra các đợt sóng để lướt tới nơi an toàn, giúp chúng không bị chết đuối.

Kiến


Kiến thợ mộc Florida cắt cụt chi để tăng cơ hội sống cho con kiến bị thương - (Ảnh: Bart Zijlstra).

Kiến nổi tiếng vì trí thông minh của chúng, đặc biệt là khả năng làm việc nhóm trong những đàn kiến lớn.

Dù không được biết đến với khả năng học tập tốt như loài ong, loài kiến lại có những kỹ năng thực tiễn tốt. Chẳng hạn, một số loài kiến biết nuôi nấm. Thậm chí một số loài kiến còn biết nuôi rệp như "gia súc", xây tổ cho rệp và bảo vệ rệp khỏi thời tiết xấu. Đổi lại, chúng lấy mật từ rệp.

Các nhà khoa học cũng phát hiện việc kiến có thể dùng những kinh nghiệm trước đây để đưa ra quyết định dựa trên lợi ích của cả đàn, thậm chí thay đổi cả thứ tự ưu tiên của chúng.

Kiến cũng sở hữu những chiến lược sinh tồn tuyệt vời. Chúng được ví như bác sĩ trong thế giới côn trùng khi một số loài kiến có khả năng cắt cụt chi và điều trị vết thương bằng dịch từ cơ thể.

Người ta cũng nhìn thấy loài kiến lửa "làm bè" hay "bắc cầu" để đến nơi an toàn trong lũ lụt.


Kiến "bắc cầu" để di chuyển đến nơi chúng muốn - (Ảnh: medium.com).

Ong bắp cày

Các nhà khoa học ghi nhận ong bắp cày tarantula hawk tìm và làm tê liệt nhện tarantula, kéo con nhện về tổ và đẻ một quả trứng duy nhất vào xác chết của con nhện.

Khi trứng nở, nó sẽ ăn dần các phần của con nhện cho đến khi thành ong trưởng thành. Việc biến một xác chết thành nhà để ở và nguồn thức ăn để dùng là một khởi đầu tốt cho ong bắp cày khi bắt đầu cuộc sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News