Loài dơi bóng ma chuyên ăn thịt đồng loại

Dơi bóng ma được ví như báo đốm có cánh bởi chúng cũng giết chết con mồi bằng nhát cắn chí mạng vào đỉnh đầu hoặc gáy tương tự loài báo.

Winifred Frick, giám đốc khoa học của tổ chức phi lợi nhuận Bat Conservation International kiêm nhà sinh thái học California, Santa Cruz, kiểm tra các lưới trong cuộc khảo sát dơi ở Belize năm nay. Trong chuyến thám hiểm vào tháng 11, nhóm nghiên cứu đã bắt gặp hàng chục loài dơi ở gần khu bảo tồn khảo cổ Lamanai nhưng không con dơi nào lớn hơn một con sẻ hót. Nhưng dơi bóng ma (Vampyrum spectrum), to ngang một con quạ là loài dơi lớn nhất ở Tây bán cầu với sải cánh có thể dài hơn một mét.

Loài dơi bóng ma chuyên ăn thịt đồng loại
Dơi bóng ma ăn thịt một con dơi khác. (Ảnh: Marco Tschapka)

Dơi bóng ma đôi khi còn được gọi là dơi ma cà rồng giả bởi chúng không hút máu mà ăn thị sống. Loài động vật ăn thịt hàng đầu này săn chuột, chim và những con dơi khác, đôi khi tấn công con mồi giữa lúc bay. Do đó, Frick với kinh nghiêm xử lý hàng nghìn con dơi trong 20 năm cẩn thận đeo găng tay dày bằng da để tránh bị cắn.

Tuần trước đó, một đội chăng lưới khác bắt được con dơi bóng ma cái. Khi gỡ con dơi ra khỏi lưới để xem xét kỹ hơn, Frick rất bất ngờ khi thấy hàng lỗ ở mỗi cánh, chứng tỏ đây là con dơi đồng nghiệp của bà đã bắt trước đó. Bắn lỗ là phương pháp nghiên cứu nhanh và vô hại để lấy mẫu vật di truyền. Lớp da sẽ tự lành nhanh chóng và không ảnh hưởng tới hoạt động bay.

"Dơi chiếm phần quan trọng trong đa dạng sinh thái của động vật có vú. Đặc biệt, dơi bóng ma là ví dụ tuyệt vời. Chúng là những con báo có cánh trong rừng mưa ở Trung và Nam Mỹ", Frick nói.

Melissa Ingala, chuyên viên nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ tại New York, và cộng sự đặt một chiếc thẻ cực nhỏ bên dưới da con dơi và lấy mẫu vật phân để xác định nó ăn gì gần đây. Nếu con dơi bị bắt lần nữa, nhóm nghiên cứu có thể so sánh hai mẫu vật để xem chế độ ăn của nó thay đổi như thế nào. Đây là thông tin quan trọng về hành vi của con vật.

Dơi thường ăn côn trùng, trái cây hoặc phấn hoa, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy dơi bóng ma là một trong 9 loại dơi có thể xếp vào nhóm động vật ăn thịt. Những loài dơi này là động vật ăn mồi đầu bảng trong hệ sinh thái, góp phần kiểm soát quần thể mồi.

Từ miền nam Mexico tới Brazil, dơi bóng ma bay xuyên đêm để tìm kiếm chim chóc, bắt con mồi đậu trên cành cây hoặc trong tổ. Loài động vật có bú biết bay này cũng bắt chuột lang thang giữa đám lá rụng. Giống như báo đốm, chúng thường cắn nhát cắn chí mạng vào đỉnh đầu hoặc sau gáy con mồi. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiếm khi chứng kiến dơi bóng ma đi săn bởi mật độ của chúng rất thấp. Tình trạng mất môi trường sống cũng là vấn đề nghiêm trọng. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp dơi bóng ma vào danh mục sắp bị đe dọa tuyệt chủng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trận ác chiến rung chuyển núi rừng của hai con gấu nâu to lớn

Trận ác chiến rung chuyển núi rừng của hai con gấu nâu to lớn

Anh hùng hảo hán còn khó qua ải mỹ nhân huống gì loài gấu. Để được cái gật đầu đồng ý giao phối, gấu đực sẽ phải là kẻ chiến thắng, đánh bại tất cả những đối thủ khác.

Đăng ngày: 17/12/2021
Cảnh tượng độc nhất vô nhị:

Cảnh tượng độc nhất vô nhị: "Binh đoàn" hươu cao cổ kéo nhau qua đường khiến giao thông bị tê liệt

Thiên nhiên hoang dã luôn biết cách để khiến con người ta phải bất ngờ trước sự thú vị của nó.

Đăng ngày: 17/12/2021
Phát hiện loài cá nước ngọt mất tích đột ngột gần 50 năm

Phát hiện loài cá nước ngọt mất tích đột ngột gần 50 năm

Các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện lại một loài cá nước ngọt đã không được nhìn thấy trong gần 50 năm qua.

Đăng ngày: 17/12/2021
Đơn độc

Đơn độc "tử chiến" 4 cá sấu, báo đốm nhận cái kết bi thảm

Do bị thương và phải chiến đấu với tận 4 con cá sấu, báo đốm đã phải bỏ mạng ngay dưới sông.

Đăng ngày: 16/12/2021
Hạn hán khiến đàn hươu cao cổ 6 con nằm chết khô trên đất

Hạn hán khiến đàn hươu cao cổ 6 con nằm chết khô trên đất

Hạn hán nghiêm trọng khiến hươu cao cổ phải chật vật tìm kiếm thức ăn và nước uống, cuối cùng bỏ mạng trên đường đến hồ chứa nước.

Đăng ngày: 16/12/2021
Bị mất đầu, rắn đuôi chuông vẫn bật dậy tấn công người

Bị mất đầu, rắn đuôi chuông vẫn bật dậy tấn công người

Một tiếng sau khi bị mất đầu, con rắn đuôi chuông cử động lại bình thường và quay sang tấn công người đàn ông.

Đăng ngày: 16/12/2021
Nai sừng tấm tử chiến bầy chó sói bảo vệ con và cái kết có hậu

Nai sừng tấm tử chiến bầy chó sói bảo vệ con và cái kết có hậu

Bị bầy chó sói dồn xuống một vũng nước rồi bao vây tấn công, nai sừng tấm mẹ đã liều chết bảo vệ đứa con non đến cùng.

Đăng ngày: 15/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News