Loài dơi tưởng đã tuyệt chủng tái xuất sau 4 thập kỷ

Các nhà bảo tồn mới đây xác nhận loài dơi lá mũi Hill's Horseshoe vẫn còn tồn tại trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp Nyungwe của Rwanda.

Trong suốt 40 năm qua, không có bất kỳ quan sát nào về dơi lá mũi Hill's Horseshoe (Rhinolophus hilli) trên thế giới, khiến Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt kê chúng vào nhóm "cực kỳ nguy cấp" trong Sách Đỏ. Nhiều nhà khoa học thậm chí cho rằng chúng có thể đã biến mất hoàn toàn trên Trái đất.

Loài dơi tưởng đã tuyệt chủng tái xuất sau 4 thập kỷ
Cá thể dơi lá mũi Hill's Horseshoe được tìm thấy trong rừng Nyungwe vào năm 2019. (Ảnh: EPA PIC)

"Chúng tôi là những người đầu tiên nhìn thấy loài dơi này sau một thời gian lâu như vậy. Thật không thể tin được!", Jon Flanders, Giám đốc Tổ chức Bảo tồn Dơi Quốc tế (BCI), vui mừng xác nhận trong một tuyên bố vào cuối ngày 8/3.

Tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Texas đã hợp tác với Ban Phát triển Rwanda và Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã Rwanda để tiến hành các cuộc khảo sát trong rừng bắt đầu từ năm 2013. Đến năm 2019, sau một chuyến thám hiểm kéo dài 10 ngày, lùng sục khắp các hang động trong rừng, họ đã bắt gặp một con dơi rất giống với những gì đang tìm kiếm.

"Chúng tôi nhận ra ngay nó rất đặc biệt và đáng chú ý", trưởng nhóm thám hiểm Winifred Frick tại BCI kể lại. "Các đường nét trên khuôn mặt của sinh vật được phóng đại đến mức hài hước".

Tuy nhiên, Frick cùng các cộng sự phải mất thêm ba năm nữa để thu thập đủ thông tin và xác minh loài.

Từ dơi ong nghệ chỉ nặng 2 gram đến dơi quả khổng lồ có sải cánh dài 1,5 m, dơi chiếm 1/5 tổng số động vật có vú trên cạn. Trong số 1.321 loài được đánh giá trong Sách Đỏ IUCN, hiện có tới 40% bị phân loài có nguy cơ tuyệt chủng. Các hoạt động của con người như phá rừng là mối đe dọa chính.

Đối với các nhà nghiên cứu ở Rwanda, phát hiện mới đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chạy đua bảo tồn. "Bây giờ, chúng tôi cần tìm ra cách bảo vệ loài này lâu dài trong tương lai", Flanders nhấn mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ngựa vằn bạch tạng hiếm thấy ở châu Phi

Phát hiện ngựa vằn bạch tạng hiếm thấy ở châu Phi

Nhân viên bảo vệ vườn quốc gia tại Tanzania tình cờ phát hiện ra một cá thể ngựa vằn bạch tạng hiếm thấy.

Đăng ngày: 11/03/2022
Những loài động vật nhỏ bé đáng yêu nhất thế giới

Những loài động vật nhỏ bé đáng yêu nhất thế giới

Dưới đây là một số loài động vật tuy nhỏ bé nhưng đã phát triển đầy đủ trong tự nhiên có ngoại hình vô cùng đáng yêu.

Đăng ngày: 10/03/2022
Tốn sức giết đại bàng, báo đốm lại có hành động khó tin phía sau

Tốn sức giết đại bàng, báo đốm lại có hành động khó tin phía sau

Tốn công mai phục để bắt đại bàng, báo đốm lại có hành động khó hiểu khi giết chết con mồi rồi bỏ đi.

Đăng ngày: 10/03/2022
Hàng triệu con nhện bay xâm chiếm bờ đông nước Mỹ

Hàng triệu con nhện bay xâm chiếm bờ đông nước Mỹ

Những con nhện lớn sử dụng mạng lưới để đi xa tới 160km.

Đăng ngày: 10/03/2022
Kinh hoàng cảnh rồng Komodo ăn tươi nuốt sống dê núi trong tích tắc

Kinh hoàng cảnh rồng Komodo ăn tươi nuốt sống dê núi trong tích tắc

Rồng Komodo, loài thằn lằn lớn nhất thế giới cho thấy sự hung tợn bằng cách nuốt sống con mồi khiến ai chứng kiến cũng phải " sởn gai ốc".

Đăng ngày: 10/03/2022
Các nhà khoa học Đan Mạch ra mắt

Các nhà khoa học Đan Mạch ra mắt "từ điển" phiên dịch tiếng lợn

Các nhà khoa học theo dõi tiếng kêu của 411 con lợn trong thời gian dài để tìm ra điểm khác biệt và xác định cảm xúc tương ứng.

Đăng ngày: 10/03/2022
Kỳ lạ loài nhện đi săn theo bầy với hơn... 50.000 cá thể

Kỳ lạ loài nhện đi săn theo bầy với hơn... 50.000 cá thể

Trái với tập tính thường thấy ở loài nhện, nhện Anelosimus eximius có xu hướng đi săn theo bầy hàng nghìn con, và phối hợp để tấn công nạn nhân cùng nhau.

Đăng ngày: 09/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News