Loài ếch nghịch lý có nòng nọc to hơn con trưởng thành
Ếch nghịch lý chỉ dài khoảng 8 cm, trong khi ở giai đoạn nòng nọc, chúng có thể dài tới 22cm.
Ếch nghịch lý (Pseudis paradoxa), còn gọi là ếch thu nhỏ, phân bố nhiều ở miền bắc Nam Mỹ và Trinidad. Chúng thường ăn động vật không xương sống, chủ yếu là côn trùng. Những điều trên nghe có vẻ bình thường, nhưng thực chất chúng không giống các loài ếch khác. Loài vật kỳ lạ này giảm kích thước khi chúng lớn lên.
Ếch nghịch lý khi trưởng thành nhỏ hơn so với khi là nòng nọc. (Ảnh: Minden Pictures).
Ở giai đoạn ấu trùng, chúng lớn hơn đáng kể so với giai đoạn trưởng thành. Cụ thể, nòng nọc của ếch nghịch lý lớn hơn con trưởng thành gấp 3 - 4 lần. Trong khi nòng nọc có thể dài tới 22 cm, ếch trưởng thành chỉ dài 8 cm. Một số loài khác trong chi Pseudis cũng trải qua sự thay đổi kích thước bất thường này, nhưng ếch nghịch lý giữ kỷ lục là loài có nòng nọc dài nhất.
Vậy tại sao nòng nọc của ếch nghịch lý lại có kích thước lớn như vậy? Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Herpetological Journal năm 2009, tốc độ tăng trưởng của nòng nọc tương tự như các loài khác, nhưng chúng tiếp tục lớn lên và phát triển. Đến thời điểm nòng nọc trải qua quá trình biến thái thành ếch trưởng thành, con đực đã bắt đầu sản xuất tinh trùng và con cái đang phát triển trứng - điều thường xảy ra trong giai đoạn ếch con.
Mô hình ếch nghịch lý trưởng thành và nòng nọc trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London. (Ảnh: Chipmunkdavis).
Trong một nghiên cứu về loài ếch khác thuộc chi Pseudis, các chuyên gia tìm hiểu sự phát triển xương của nòng nọc thuộc loài đó và nhận thấy, bộ xương đã phát triển gần hoàn thiện hoặc hoàn thiện vào cuối quá trình biến thái.
Kích thước khổng lồ của nòng nọc chủ yếu do chiếc đuôi dài. Trước khi biến thái thành con trưởng thành, chiều dài từ miệng đến lỗ hậu (hay chiều dài cơ thể) của chúng cũng tương đương với con trưởng thành.
Với đa số loài ếch khác, sau khi biến thái, ếch ban đầu sẽ nhỏ nhưng sau đó lớn dần lên. Tuy nhiên, vì nòng nọc của ếch nghịch lý phát triển trong thời gian dài hơn các loài khác và đã khá hoàn thiện khi trải qua quá trình biến thái nên con trưởng thành phát triển rất ít hoặc không phát triển. Việc mất đuôi đã khiến ếch thu nhỏ kích thước.

Sự thật về loài gấu ăn thịt hung tợn trong truyền thuyết Australia
Tuy có ngoại hình giống với gấu koala, nhưng drop bear lại có tính cách hung tợn và đáng sợ hơn rất nhiều.

Loại động vật có trong sách đỏ với khả năng giao phối đến 8 giờ khiến giới khoa học sững sờ
Giới khoa học phải bối rối trước loại động vật có thể giao phối tới 8 giờ, để duy trì nòi giống. Loại động vật này là loại đặc hữu chỉ sống ở 1 nơi trên thế giới, có trong sách đỏ.

Thiên tài Darwin ngạc nhiên về trí thông minh của loài giun đất
Cuốn sách cuối cùng của Charles Darwin là Sự hình thành của nấm mốc thực vật, xuất bản năm 1881, thông qua hành động của giun đất, đã nói lên nhiều điều.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.
