Loài giun đa dạng nhất dưới đáy đại dương
Với hơn 10.000 loài khác nhau dưới đáy đại dương, giun nhiều tơ trở thành nhà vô địch về sự đa dạng loài. Loài sinh vật lạ này đã sống sót qua những cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất hành tinh.
- Bí ẩn loài giun "sống nhăn răng" dù bị giết hàng trăm lần
- Phát hiện một số loài giun mới ở đại dương
Khám phá bất ngờ về loài giun đa dạng nhất dưới đáy đại dương
Nhờ cấu tạo cơ thể đơn giản (gồm phần đầu, phần đuôi và cơ thể phân đốt), giun nhiều tơ trở thành nhà vô địch về sự đa dạng loài. Các chi bên của loài sinh vật lạ này có thể giống như mái chèo để bơi hoặc giống chân để đi bộ hay có hình muỗng để đào hang.
Cơ thể có lông cứng khiến kẻ thù khó nuốt được, thậm chí một số loài còn có nọc độc. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hóa thạch của các loài giun Canadia và Burgessochaeta ở Burgess Shale có niên đại tới 505 triệu năm trước, trong kỷ Cambri.
Giun nhiều tơ là loài sinh vật lạ vô địch về sự đa dạng loài
Điều đó chứng tỏ những con giun nhiều tơ nhỏ bé này đã sống sót qua những cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất hành tinh. Giun nhiều tơ hiện đã phát triển thành 10.000 loài khác nhau và đó mới chỉ là con số mà các nhà khoa học biết đến trong hơn 500 triệu năm qua. Điều này khiến cho các nhà khoa học phải nỗ lực rất lớn trong việc sắp xếp và mô tả cách các loài theo một hệ thống.
Giun Pompeii (tên khoa học là Alvinella pompejana) có thể sống suốt nửa ngày ở ngay miệng phun thủy nhiệt sâu dưới đáy đại dương – nơi nhiệt độ lên tới 60 độ C. Đa số các loài giun nhiều tơ sinh sản bằng cách phóng tinh trùng và trứng vào nước rồi để mặc chúng tự thụ tinh với nhau.
Các nhà khoa học biết đến loài sinh vật lạ này cách đây 500 triệu năm trước
Mêtan hyđrat là một dạng mêtan bị mắc kẹt trong cấu trúc tinh thể nước, tạo thành một chất rắn tựa như băng khiến không một vi sinh vật nào có thể sống bên trong, ngoại trừ loài giun nhiều tơ Hesiocaeca methanicola. Chúng còn có thể sống sót tới 96 giờ mà không cần oxy để thở.
Giun cây Giáng sinh rực rỡ đầy màu sắc cũng là một loài thuộc họ giun nhiều tơ. Khi gặp nguy hiểm, chúng rút chiếc mũ lông như chóp cây thông Noel xuống rạn san hô và chờ cho đến khi nguy hiểm đi qua mới “bung nở” trở lại.
Giun cây Giáng sinh rực rỡ
Trong họ giun tơ, có 5 loài giun được gọi là giun zoombie (Osedax sp.)bởi sở thích ăn xương động vật đang bị phân hủy, chủ yếu là xương cá voi. Chúng không có miệng hay dạ dày mà bám rễ vào xương để hút chất béo và protein bị chôn vùi bên trong.
Hầu hết giun nhiều tơ là động vật nhỏ, nhưng giun Bobbit (Eunice Aphroditois) lại là ngoại lệ. Chiều dài cơ thể của chúng có thể lên tới 3m cùng với kỹ năng bắt mồi vô cùng độc đáo.
Giun zoombie ăn xương cá voi
Khoảng 400 loài giun nhiều tơ có mối quan hệ mật thiết với động vật có xương sống. Điển hình như loài Arctonoe vittat được tìm thấy khi đang sinh sống với hơn 30 loài động vật không xương khác nhau, bao gồm cả sao biển.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây đã phát hiện ra một sinh vật lạ nằm sâu 1.100m dưới bề mặt Trái đất, trong một hang động ẩm ướt sâu trong núi Velebit ở phía Tây Bắc Croatia. Các chuyên gia đã đặt tên cho sinh vật giống rết này là Geophilus Hadesi - tên một vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Sinh vật lạ nằm sâu 1100m dưới bề mặt Trái đất