Loài kiến kì lạ "thu nhỏ" bộ não để làm kiến chúa
Đối với một số loài kiến, kiến chúa đã chết có nghĩa là đàn kiến sẽ bị "tan đàn". Tuy nhiên, điều đó không thực sự đúng với loài kiến nhảy Ấn Độ.
Khoảng trống quyền lực của kiến chúa trong đàn kiến nhảy Ấn Độ (Harpegnathos Saltator) để lại sẽ là cơ hội cho những con kiến khác. Chúng sẽ tranh giành quyền lực trong những cuộc đấu tay đôi. Kẻ chiến thắng sẽ được thăng chức trở thành "vua", nhưng nó sẽ phải trả giá đắt với khoảng 1/5 bộ não bị teo đi.
Một con kiến có thể giảm kích thước não nếu nằm quyền đứng đầu đàn kiến.
Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa New York và Đại học Bang Arizona gần đây là những người đã mô tả khả năng bất thường của loài kiến nhảy Ấn Độ. Theo các nhà khoa học, một con kiến có thể giảm kích thước não nếu nằm quyền đứng đầu đàn kiến, được gọi là gamergate, có vai trò giống như một nữ hoàng tạm thời của cả đàn.
Báo cáo trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B của các nhà nghiên cứu cho thấy khối lượng não của con kiến đứng đầu trong đàn kiến nhảy Ấn Độ khi giành được vị trí giảm 19% so với những con kiến khác, cũng như những thay đổi rõ ràng khác đối với buồng trứng, hành vi và khả năng sản xuất nọc độc của chúng.
Cuộc sống hàng ngày của một con kiến có nhiệm vụ kiếm liên quan đến các nhiệm vụ tương đối phức tạp như điều hướng trong và xung quanh tổ, tìm kiếm những con mồi sống. Trong khi đó, một gamergate không cần thực hiện nhiều nhiệm vụ nhưng đòi hỏi quá trình xử lý nhận thức cao hơn. Do đó, hạn chế trí não của là một vấn đề khá dễ hiểu.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra đó là bộ não của những con kiến nhảy Ấn Độ có thể trở lại như cũ trong vòng tám tuần.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ đây là loài côn trùng đầu tiên được biết đến với khả năng tăng và giảm kích thước não của chúng có chủ đích.
Đơn cử như kích thước não của ong mật tăng lên khi các con ong chúa chuyển sang nhiệm vụ kiếm ăn, nhưng não của chúng không co lại khi những con ong thợ có khả năng trở thành ong chúa.
Sự linh hoạt này ở loài kiến nhảy Ấn Độ được cho liên quan đến việc chúng sống thành các đàn tương đối nhỏ, thường không quá 100 cá thể. Trong khi đó, ong mật có thể sống trong một đàn 50.000 con, có nghĩa là những con ong thợ có thể dễ dàng bị thay thế bởi những ong thợ mới.
Ý tưởng về việc não thu nhỏ và phình ra trở lại nghe có vẻ kì lạ, nhưng thực tế đã được ghi nhận ở động vật có xương sống nhiều lần trước đây. Đơn cử là chim sẻ đầu trắng Gambel là một loài chim biết hót được tìm thấy ở Bắc Mỹ, chúng có tế bào thần kinh sẽ chết đi sau đó phát triển trở lại theo mùa. Mỗi mùa giao phối, khi con chim hót tán tỉnh bạn tình, chúng sẽ được bổ sung một loạt các tế bào thần kinh mới. Vào mùa đông, nhiều tế bào thần kinh trong số này đã chết và sẽ không được thay thế cho đến mùa xuân năm sau khi chu kỳ tiếp tục.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
