Loài người có còn tiến hóa nữa không?

Vòng đời chúng ta thật quá ngắn ngủi để có thể chứng kiến sự thay đổi của loài người một cách rõ nét. Liệu con người có đang tiếp tục tiến hóa?

Vào năm 1965, nhà khoa học nổi tiếng Rudolph Zallinger đã minh họa quá trình tiến hóa của con người thông qua một bức vẽ mang tên The March Of Progress, mô tả một sinh vật giống tinh tinh đang biến đổi dần theo thứ tự và kết thúc là khuôn mẫu hoàn chỉnh của một người đàn ông khỏe mạnh.

Thông điệp mà Zallinger gửi gắm tương đối rõ ràng, sự tiến hóa của con người là một cuộc diễu hành tuyến tính từ nguồn gốc nguyên thủy cho đến hình mẫu chúng ta ngày nay. Chúng ta đại diện cho đỉnh cao thành tựu của Mẹ thiên nhiên, và có lẽ giờ đây “bà” đã có thể nghỉ ngơi khi công việc đưa loài người đến với vạch đích tiến hóa đã kết thúc.

Loài người có còn tiến hóa nữa không?
Bức vẽ nổi tiếng mang tên The March Of Progress mô tả quá trình tiến hóa của con người. (Ảnh: Getty).

Tuy nhiên, trái với quan niệm sai lầm của nhiều người, hình mẫu của chúng ta ngày nay chưa phải điểm dừng chân cuối cùng.

Tiến hóa có bao giờ dừng lại?

Câu trả lời là không, sự tiến hóa là điều diễn ra liên tục trong tất cả các quần thể sinh vật trên hành tinh, thông qua một quá trình là chọn lọc tự nhiên.

Trải qua nhiều sự thay đổi môi trường sống với nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, những cá thể có khả năng thích nghi tốt sẽ được các gen di truyền truyền lại cho những thế hệ tiếp theo vượt trội hơn.

Từ lâu, sự tiến hóa dựa trên chọn lọc tự nhiên từng bị nghi ngờ đã ngừng lại. Sự phát triển của công nghiệp hóa, y tế và cơ sở hạ tầng đã cải thiện đáng kể dân số thế giới, giúp số lượng trẻ em có khả năng sinh trưởng đến độ tuổi trưởng thành lớn hơn, người lớn tuổi sống lâu hơn và giảm tỷ lệ sinh.

Loài người có còn tiến hóa nữa không?
Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp con người có khả năng “sinh tồn” tốt hơn. (Ảnh: Geogre Clerk).

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở trẻ em một số nước đang phát triển vẫn còn cao, chủ yếu ở khu vực châu Phi hạ Sahara. Bất cứ gen di truyền nào có khả năng giúp trẻ vượt qua thời điểm trước 5 tuổi đều sẽ được cơ thể lưu giữ lại cho thế hệ sau.

Ví dụ, các cặp trẻ sinh đôi từng được xếp vào nhóm có triển vọng sống sót thấp. Nhờ có sự nâng cao của chất lượng sống, các gen di truyền đã giúp trẻ sinh đôi có nhiều khả năng phát triển và tự sinh sản hơn.

Lối sống và văn hóa cũng là mấu chốt của tiến hóa

Thực tế đã chỉ ra rằng, văn hóa là một đặc điểm phổ biến và có tính biến đổi cao tác động đến đời sống con người. Hành vi của con người thông qua công nghệ và khoa học (sản phẩm của văn hóa) đã trở thành lực lượng chọn lọc tự nhiên riêng ảnh hưởng đến khả năng tiến hóa.

Dù chúng ta mặc định bản thân đã phát triển tốt đến mức nào, những gì chúng ta đang làm đơn thuần là tạo ra môi trường của riêng mình để cung cấp các hướng đi khác cho chọn lọc tự nhiên.

Cách đây hơn 10.000 năm, tổ tiên của chúng ta mới bắt đầu dung nạp sữa bò, dù rằng cho đến ngày nay vẫn có nhiều người trưởng thành không thể dung nạp loại thực phẩm này. Nhưng đáng ngạc nhiên là chỉ trong 150 năm qua, con người đã tăng trưởng chiều cao trung bình lên thêm 10cm. Và chỉ mất 65 năm, chúng ta đã có thể sống thọ hơn tổ tiên của mình tới 20 năm, chủ yếu nhờ vào những tiến bộ trong khoa học.

Loài người có còn tiến hóa nữa không?
Các robot đang dần thay thế sự hiện diện của con người trong một số công việc, chẳng hạn như giao đồ. (Ảnh: China Daily).

Theo Science Focus, sự tiến hóa của loài người còn thể hiện thông qua các dấu ấn văn hóa trên cơ thể con người. Các bộ phận trên người ngày càng có xu hướng nhỏ lại và gọn gàng hơn nhờ sự hỗ trợ của khoa học công nghệ trong các công việc nặng nhọc. Trong khi loài linh trưởng có họ hàng gần nhất với loài người là tinh tinh vẫn sở hữu hàm răng to và khỏe để phá vỡ vật cứng.

Loài người vốn thuộc về thiên nhiên theo nhiều cách khác nhau, cho dù có phát triển hay tiến bộ hơn đi chăng nữa, chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng quá trình tiến hóa sẽ không bao giờ dừng lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cấm tắm, ép khóc và những phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới

Cấm tắm, ép khóc và những phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới

Bắt trói, đổ hỗn hợp bẩn lên người, cắm tắm 72 giờ trước đám cưới, xé váy cô dâu để nhận may mắn... là những phong tục cưới hỏi khó hiểu của các nước trên thế giới.

Đăng ngày: 10/07/2020
Tìm hiểu về đá mã não Detroit: Loại đá quý hoàn toàn là sản phẩm nhân tạo

Tìm hiểu về đá mã não Detroit: Loại đá quý hoàn toàn là sản phẩm nhân tạo

Không giống các loại đá tự nhiên khác, đá mã não Detroit hay đá Fordite là loại đá quý nhân tạo có một không hai vì nó được hình thành trong quá trình sơn xe hơi ngày xưa.

Đăng ngày: 10/07/2020
Quy mô thiệt hại khủng khiếp khi đập thủy điện của Trung Quốc xả lũ hết công suất

Quy mô thiệt hại khủng khiếp khi đập thủy điện của Trung Quốc xả lũ hết công suất

Hôm 8/7 vừa qua, hồ chứa nước của đập thủy điện Tân An Giang ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã buộc phải mở toàn bộ 9 cửa xả lũ lần đầu tiên trong lịch sử.

Đăng ngày: 10/07/2020
Bách khoa toàn thư nhà Minh Trung Quốc bán đấu giá 9 triệu USD

Bách khoa toàn thư nhà Minh Trung Quốc bán đấu giá 9 triệu USD

Hai tập hiếm có của một cuốn bách khoa toàn thư Vĩnh Lạc đại điển thời nhà Minh (Trung Quốc) đã được bán với giá 9 triệu đô la, gấp 1.000 lần so với giá khởi đi

Đăng ngày: 10/07/2020
Người đàn ông hút mọi vật bằng da lập kỷ lục Guiness thế giới

Người đàn ông hút mọi vật bằng da lập kỷ lục Guiness thế giới

Shunichi Kanno của Nhật Bản khiến mọi người kinh ngạc với khả năng hút mọi vật, và giữ thăng bằng trên da của mình.

Đăng ngày: 10/07/2020
Choáng váng với 4 viên ngọc lục bảo nặng tới 4,8kg vừa mới được phát hiện

Choáng váng với 4 viên ngọc lục bảo nặng tới 4,8kg vừa mới được phát hiện

Tập đoàn khai thác đá quý Rostec hôm 7/7 tìm thấy bốn viên ngọc lục bảo lớn nặng tổng cộng 4,8kg tại khu mỏ Mariinsky ở vùng Sverdlovsk.

Đăng ngày: 10/07/2020
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện hạt 4 quark lạ

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện hạt 4 quark lạ

Dự án Large Hadron Collider Beauty (LHCB) lần đầu tìm ra hạt chứa bốn quark. Phát hiện này có thể vén bức màn bí mật về sự hình thành mọi vật chất quanh ta.

Đăng ngày: 09/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News