Loài sâu kỳ lạ có 5 đầu xếp chồng lên nhau

Loài sâu giữ lại phần vỏ của những lần lột xác, giúp nó ngụy trang, thoát nạn khi săn mồi.

Một trong số đó là Uraba lugens (tên tiếng Anh là gum-leaf skeletoniser). Theo CNET, đây là loài sâu bướm (caterpillar) thường được tìm thấy tại Australia và New Zealand, chuyên ăn cánh và gân lá bạch đàn, chiều dài khoảng 2 cm.

Loài sâu kỳ lạ có 5 đầu xếp chồng lên nhau
Hình ảnh sâu bướm Uraba Lugens có 5 cái đầu, trong đó 4 cái phía trên được lưu giữ sau những lần thoát xác. (Ảnh: Cover Images).

Thay vì trở thành những con bướm đầy màu sắc, Uraba lugens khi trưởng thành sẽ thoát xác thành bướm đêm (moth).

Điều đặc biệt của Uraba Lugens chính là "cái nón" được tạo ra từ đầu của chính nó - những cái đầu cũ trong quá trình lột xác. Bằng một cách nào đó, chúng được sắp xếp rất khoa học, cao như một chiếc nón.

Đó là lý do loài sâu bướm này còn có biệt danh là mad hatterpilla, theo tên nhân vật Mad Hatter trong truyện cổ tích Alice ở xứ sở thần tiên của tác giả Lewis Carroll.

Loài sâu kỳ lạ có 5 đầu xếp chồng lên nhau
Những cái đầu giả này giúp sâu bướm phòng thân trước các loài côn trùng khác. (Ảnh: Cover Images).

Do xương ngoài của sâu bướm rất chắc, chúng cần lột bỏ bộ da cũ để phát triển da mới. Uraba Lugens có thể lột xác đến 13 lần, sau đó nhả tơ tạo kén rồi cho cơ thể vào trong trước khi thoát xác thành bướm đêm.

Trong quá trình lột xác, vì nguyên nhân nào đó mà Uraba Lugens vẫn giữ cái đầu cũ, xếp chồng lên cái mới bắt đầu từ lần lột xác thứ 4, kích thước lớn hơn cái đầu giữ lại trong lần lột xác trước.

Khi lột xác xong, chúng như một con vật có nhiều đầu, nhưng thực chất chỉ có cái đầu dưới cùng là hoạt động mà thôi.

Loài sâu kỳ lạ có 5 đầu xếp chồng lên nhau
Khi trưởng thành, Uraba lugens sẽ trở thành bướm đêm (moth). (Ảnh: Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp New Zealand).

Tuy nhiên, "chiếc nón" ấy không hề vô dụng. Nó giúp Uraba lugens phòng thân trước các loài săn mồi khác. Ví dụ, nếu đang ăn lá bạch đàn rồi bị chim hay thằn lằn tấn công, Uraba lugens chỉ bị ăn phần nón gồm những cái đầu giả, vừa bảo toàn tính mạng vừa có thời gian thoát thân.

Dù có ngoại hình thú vị, Uraba lugens lại là kẻ thù của nông dân tại Australia và New Zealand. Theo CNET, chúng thường gặm nhấm, phá hoại các khu rừng tự nhiên có cây bạch đàn và một số loài cây khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây cối có thể sống nghìn năm mà không chết?

Cây cối có thể sống nghìn năm mà không chết?

Nghiên cứu mới cho thấy cây không bất tử, ngay cả những cây hàng nghìn năm tuổi cũng sẽ chết, vấn đề chỉ là thời gian.

Đăng ngày: 30/07/2020
“Giải mã” vũ khí gây ung thư của loại vi khuẩn miễn nhiễm axít dạ dày

“Giải mã” vũ khí gây ung thư của loại vi khuẩn miễn nhiễm axít dạ dày

Chỉ cần hoạt hóa thứ vũ khí này ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm trùng cũng đủ để “làm ngòi nổ” cho sự thay đổi của tế bào dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm và sau đó là ung thư.

Đăng ngày: 30/07/2020
Virus gây đại dịch Covid-19 có thể đã tiến hóa ở loài dơi lần đầu tiên từ cách đây 70 năm

Virus gây đại dịch Covid-19 có thể đã tiến hóa ở loài dơi lần đầu tiên từ cách đây 70 năm

Virus corona gây ra đại dịch đang giết chết hơn 650.000 người trên khắp thế giới có thể đã tiến hóa lần đầu tiên ở loài dơi vào năm 1948.

Đăng ngày: 29/07/2020
Hồi sinh thành công vi khuẩn đáy biển 100 triệu năm thời khủng long

Hồi sinh thành công vi khuẩn đáy biển 100 triệu năm thời khủng long

Các nhà khoa học hồi sinh thành công các vi sinh vật sống dưới đáy biển từ thời khủng long.

Đăng ngày: 29/07/2020
Những điều lạ lùng và độc đáo không phải ai cũng biết về quả bơ

Những điều lạ lùng và độc đáo không phải ai cũng biết về quả bơ

Dù là một loại quả rất phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, vẫn có rất nhiều điều về quả bơ mà chúng ta chưa được biết, như khái niệm bàn tay bơ, hay bơ và mafia.

Đăng ngày: 27/07/2020
Sau khi hết Covid-19, rừng Amazon sẽ là nguồn lây nhiễm virus corona kế tiếp và lỗi hoàn toàn nằm ở con người

Sau khi hết Covid-19, rừng Amazon sẽ là nguồn lây nhiễm virus corona kế tiếp và lỗi hoàn toàn nằm ở con người

Khoa học Brazil cho rằng việc con người tiếp tục chặt phá, khai hoang Amazon sẽ tạo tiền đề cho một đại dịch tiếp theo. Một đại dịch cực kỳ phức tạp để có thể đưa ra dự đoán.

Đăng ngày: 25/07/2020
Đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn sang Điện Biên phá hoại hoa màu

Đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn sang Điện Biên phá hoại hoa màu

Đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn sang huyện Mường Nhé (Điện Biên) phá hoại nhiều diện tích hoa màu và rừng tre, nứa.

Đăng ngày: 25/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News