Loài thằn lằn tiến hóa dị thường để thở dưới mặt nước
Là động vật trên cạn, song nhiều loài sinh vật đã tiến hóa một cách thông minh để có thể thích nghi trong môi trường nước.
Trường hợp điển hình nhất của loài vật trên cạn có thể ẩn mình dưới nước là những con thằn lằn Anole. Điều này cho phép chúng có thể ẩn nấp dưới nước để thoát khỏi kẻ thù.
"Một số loài vật đối phó với nguy hiểm tự nhiên bằng cách lặn xuống nước, và thay đổi cấu trúc sinh học để đáp ứng được điều này", Chris Boccia, nhà sinh vật học tới từ Đại học Queen cho biết.
Con thằn lằn này thở ra không khí tạo thành bong bóng.
Con thằn lằn này thở ra không khí tạo thành bong bóng, sau đó bong bóng này được bám vào da của chúng.
Từ đó, thằn lằn lại hít thở dựa trên chính lượng không khí này, giống như cơ chế "phục hồi" mà người ta áp dụng với các bình dưỡng khí khi lặn.
Nhờ cơ chế này, thằn lằn có thể "sống khỏe" dưới nước tới 18 phút. "Tôi thực sự ấn tượng và khá bối rối về khoảng thời gian cho mỗi lần lặn của chúng, điều này khiến tôi phải xem xét kỹ hơn bằng máy quay dưới nước trong nhiều năm", nhà sinh thái học Lindsey Swierk từ Đại học Binghamton cho biết.
Nhờ cơ chế này, thằn lằn có thể "sống khỏe" dưới nước tới 18 phút.
Trước đây, giới khoa học từng ghi nhận các loài côn trùng dưới nước như bọ sông (Aphelocheirus aestivalis) với khả năng thở dưới nước bằng cách sử dụng bọt khí, và một số loài nhện thậm chí còn sử dụng bong bóng từ bụng để sống trong môi trường nước.
Tuy nhiên, phát hiện cho thấy thằn lằn cũng có thể sử dụng phương pháp tương tự khiến người ta bất ngờ. Lý do là bởi động vật có xương sống có tỷ lệ trao đổi chất cao hơn nhiều, nên chúng cần nhiều oxy hơn.
Nhóm nghiên cứu đã đo nồng độ oxy trong các túi khí, và quan sát thấy chúng giảm xuống theo thời gian. Điều này chứng tỏ thằn lằn thực sự đang sử dụng kỹ thuật này để thở dưới nước.
Trên thực tế cũng ghi nhận một số loài thằn lằn đang chuyển xuống tìm kiếm thức ăn cả dưới nước, chủ yếu là các loài cá nhỏ và động vật giáp xác.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
