Loại thực phẩm giúp tránh cảm lạnh lúc giao mùa

Nấm, tỏi, cải bó xôi, dứa, quả bơ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tránh các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết chuyển sang đông.

Nấm

Nấm giàu đạm, canxi, chất xơ và vitamin B. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Bạn có thể nấu súp nấm và hành tây ăn lúc giao mùa để phòng cảm lạnh và cảm cúm.

Tỏi, gừng

Hai loại gia vị này được dùng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Trong tỏi và gừng chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm, thích hợp cho người cao huyết áp hay mỡ trong máu cao. Trà gừng cũng tốt trong thời tiết mùa đông, có tác dụng giải cảm.


Quế, tỏi và hành tây tốt cho hệ miễn dịch. (Ảnh: T.T).

Quế

Pha trà quế vị thơm ngọt dễ chịu giúp thư giãn và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Có thể thêm một vài giọt mật ong vào trà quế để làm ấm cổ họng, giảm ho.

Bông cải xanh

Ăn bông cải xanh thanh lọc cơ thể một cách tự nhiên, góp phần làm sạch phổi. Loại rau này giàu aminod acid, choline nên có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, người bị gout. Ăn bông cải thường xuyên cũng bổ sung vitamin C, B tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Cải bó xôi

Cải bó xôi bổ sung sắt, kẽm và canxi cho hệ xương khớp chắc khỏe. Loại rau này được ví von là "vua của các loại cải" bởi bổ dưỡng và ngon miệng.

Quả bơ

Loại quả này cung cấp chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa giúp cơ thể tăng sức đề kháng và da sáng mịn, khỏe từ bên trong.

Dứa

Trái cây dân dã này làm sạch miệng sau bữa ăn, cân bằng mức axit trong dạ dày và giảm mỡ bụng. Bạn có thể nấu canh dứa, kho hay ăn tráng miệng.

Ngoài việc bổ sung thực phẩm đầy đủ, các bạn cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm.

Đây là việc dễ dàng mà ai cũng có thể thực hiện. Mỗi ngày chúng ta thường tiếp xúc với rất nhiều vật dụng xung quanh và đôi khi lơ là, mất cảnh giác trước nguy cơ lây nhiễm từ những “vị khách” thân quen này nếu chúng không sạch sẽ.

Đã bao giờ bạn chú ý đến van khóa nước, bàn chải đánh răng, màn hình cảm ứng của điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh hay remote điều khiển từ xa - những vật dụng mà bạn sử dụng hàng ngày, chạm mọi nơi, mọi lúc? Nếu không vệ sinh, làm sạch những “người bạn” đồng hành này thường xuyên, virus có thể dễ dàng lây lan sang đầu ngón tay của bạn và ngược lại. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, vi trùng có xu hướng sống lâu nhất trên nhựa và các bề mặt cứng khác. Vì thế, nếu gia đình có con nhỏ, phụ huynh nên làm sạch đồ chơi nhựa của con định kỳ mỗi tuần.


Tay nắm cửa có khả năng lây lan virus, vi khuẩn cao.

Riêng với dân văn phòng, bàn làm việc ở cơ quan cũng là nơi tiềm ẩn rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau do đồng nghiệp đến từ các nơi, có thể vô tình tiếp xúc với vi trùng ở nhà, trên các phương tiện công cộng, ngoài đường phố, rồi mang những “vị khách không mời” ấy vào chỗ làm. Vì vậy, để bảo vệ mình, bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ không gian làm việc tại văn phòng, nhất là trong mùa dịch cúm. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay và rửa tay đúng cách với xà bông dưới vòi nước chảy hoặc với các loại nước rửa tay diệt khuẩn. Lý do là hầu hết virus cúm đều xâm nhập vào cơ thể người qua ngón tay, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên làm sạch nhà cửa, môi trường sống quanh, đặc biệt là vệ sinh chỗ ở, phòng ngủ, chăn gối… Đây cũng là các tác nhân gây ra bệnh nhiều nhất. Mỗi ngày chúng ta dành không dưới 8 giờ nơi phòng ngủ, đây là “địa chỉ” bắt buộc phải vệ sinh, dọn dẹp hàng ngày. Nếu không dọn dẹp phòng ngủ, chăn drap gối nệm sạch sẽ, bản thân bạn sẽ dễ bị hắt hơi, sổ mũi… và khó tránh tái phát bệnh thường xuyên từ môi trường sinh hoạt đó. Chính vì vậy, người tiêu dùng khôn ngoan luôn biết chọn lựa những sản phẩm an toàn, vệ sinh, giúp ngăn ngừa vi khuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe gia đình tốt nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News