Loại tỏi được gọi là sâm có nhiều ở Việt Nam, là thuốc bổ máu, khỏe xương cốt

Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay tỏi đỏ còn có nhiều tên gọi khác nhau là: Sâm đại hành, tỏi Lào, tỏi mọi, Phong nhan, Hom búa lượt (Thái).

Tỏi đỏ thuộc nhóm cỏ sống lâu năm, cao 30-40cm. Thân giống như củ hành, nhưng dài hơn và ngoài phủ vảy màu nâu đỏ đậm, phía trong màu hồng hay đỏ nâu. Lá hình mác, gân lá song song chạy dọc, tựa như lá cau non (có người gọi là sâm cau, trùng tên với cây Curculigo orchioldes Gaertn). Hoa vàng mọc thành chùm. Quả nang, nhiều hạt.

Tỏi đỏ là cây mọc hoang và được trồng lấy thân hành (củ) ăn và làm thuốc. Cây được trồng bằng thân hành như trồng hành, tỏi vào mùa đông xuân.

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, cây tỏi đỏ được phát hiện mọc hoang nhiều ở Sơn La, Đắk Lắk. Hiện cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi như: Nghĩa lộ, Hòa Bình, Nghệ Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hà Nội… Cây khi tàn được đào lấy củ, bỏ những lớp vỏ xác, rửa sạch, bóc tách lấy những vảy bên trong, thái dọc, phơi, sấy khô, dùng làm thuốc.



Tỏi đỏ. (Ảnh minh họa: Internet)

Trong Đông y phần vỏ màu nâu đỏ đậm được dùng làm thuốc, có vị đắng, mùi hơi hắc, tính bình. Tác dụng gồm: kháng khuẩn, tiêu viêm, hành huyết, tiêu độc, chủ trị viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, mụn nhọt sưng tấy, phong tê thấp.

Trên thế giới có rất nhiều nước cũng dùng tỏi đỏ làm thuốc. Chẳng hạn như tại Indonesia, tỏi đỏ được dùng làm thuốc lợi tiểu, trị lỵ, viêm và sa trực tràng. Còn tại Philippines, người dân dùng rễ củ giã nát đắp lên vết cắn của cá độc, sâu bọ, vết thương, nhọt. Rễ củ tỏi đỏ nướng, giã nát, xát vào bụng chữa đau bụng. Tại Peru, thổ dân vùng Amazon còn dùng tỏi đỏ trị bệnh rối loạn tiêu hoá và bệnh ngoài da.

Các nghiên cứu của khoa học hiện đại đã tìm thấy dịch chiết toàn phần của củ tỏi đỏ trong phòng thí nghiệm có tác dụng ức chế rõ rệt đối với phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, có tác dụng chống viêm cấp tính và mạn tính, không gây biểu hiện độc tính.

Tỏi đỏ có tác dụng làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố ở chuột cống trắng; có tác dụng an thần, làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, làm giảm sự khéo léo, nhanh nhẹn của chuột nhắt trắng.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, tỏi đỏ được dùng làm thuốc bổ máu, chữa thiếu máu, vàng da, xanh xao, hoa mắt, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi. Thuốc cầm máu dùng trong băng huyết, ho ra máu, bị thương chảy máu (dùng củ tươi, giã đắp). Ngoài ra, tỏi đỏ còn được dùng chữa ho gà, viêm họng, mụn nhọt, chốc lở; ngày dùng 4 - 12g, dạng thuốc sắc.


Tỏi đỏ được dùng làm thuốc bổ máu, chữa thiếu máu, vàng da...

Một số bài thuốc có sử dụng tỏi đỏ:

  • Chữa viêm họng, viêm phổi, viêm amidan: tỏi đỏ 4g, sài đất 12g, cỏ nhọ nồi 12g, vỏ rễ dâu 12g, bách bộ 12g, mạch môn 12g. Sắc uống.
  • Chữa mụn nhọt sưng tấy: Tỏi đỏ 4g, sài đất 16g, bồ công anh 16g, bông trang 16g, đơn tướng quân 16g. Sắc uống.
  • Tỏi đỏ ngâm "Rượu bổ huyết trừ phong"  điều trị phong thấp: tỏi đỏ 50g, bổ cốt toái 50g, cẩu tích 50g, đương quy 50g, bạch chỉ 50g, rượu 2 lít. Ngâm, uống dần.
  • Chữa thiếu máu, xanh xao, vàng da hay mệt mỏi: Tỏi đỏ phơi khô thái mỏng (100g), rượu trắng (30°) 1 lít. Ngâm 7-15 ngày; ngày uống 30ml, chia làm 2 lần trước bữa ăn. Uống liên tục 15-20 ngày.

Lương y Bùi Đắc Sáng lưu ý thêm, mặc dù tỏi đỏ không có tính độc, dùng khá an toàn nhưng người có máu nóng, cơ địa dị ứng không nên dùng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News