3 cách ăn tỏi biến nó từ thần dược vạn người mê thành chất gây ung thư nguy hiểm

Tỏi có chứa chất giúp ngừa ung thư nhưng nếu chúng ta ăn tỏi sai cách thay vì mang lại lợi ích cho sức khỏe có thể biến nó thành chất gây ung thư.

Dinh dưỡng trong tỏi

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng, trong 100 g tỏi chứa 69,8 g nước, 4,4 g protein, 0,2 g chất béo, 23,6 g carbohydrate, 5 mg canxi, 44 mg phốt pho, 0,4 mg sắt và 3 mg vitamin C.

Ngoài ra, nó còn chứa các hợp chất thiamine, riboflavin, niacin, allicin, citral và các nguyên tố vi lượng như selen và germanium.

100 g tỏi cũng chứa khoảng 0,2% dầu dễ bay hơi. Thành phần chính trong dầu là allicin, được tạo ra bởi quá trình thủy phân alliin, có tác dụng diệt khuẩn. Allicin có lợi cho não gấp nhiều lần so với vitamin B.

Theo Nature News, tỏi có ít nhất 8 công dụng tốt cho sức khỏe:

  • Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) báo cáo rằng tỏi có thể giảm 38% nguy cơ mắc các vấn đề về tim.
  • Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles (UCLA, Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu trên 65 người và nguy cơ mắc bệnh tim trong suốt 4 năm đã tiết lộ rằng tiêu thụ bột tỏi mỗi ngày làm giảm khối lượng mảng xơ vữa động mạch tới 18%.


Tỏi là loại gia vị quen thuộc thường được dùng trong nấu nướng.

  • Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Pakistan, tiêu thụ tỏi hằng ngày với liều từ 300 đến 1.500 mg làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và tâm trương ở những người bị tăng huyết áp so với atenolol và giả dược.
  • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể tiêu diệt ít nhất 13 loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút.
  • Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Quốc tế, chiết xuất tỏi lâu năm làm tăng mỡ nâu (mỡ có lợi cho cơ thể) quanh cơ tim, đồng thời giảm mỡ trắng.
  • Tỏi cũng ngăn ngừa cảm lạnh thông thường vì nó có chứa allicin, hợp chất tạo mùi.
  • Theo một nghiên cứu, tỏi giúp loại bỏ chì khỏi cơ thể tốt hơn thuốc d-penicillamine.
  • Đặc biệt, tỏi chứa một lượng lớn chất selen, có thể thúc đẩy sự phân hủy peroxit trong cơ thể, làm giảm việc cung cấp oxy cần thiết cho khối u ác tính, do đó ức chế tế bào ung thư ở một mức độ nhất định, có lợi cho việc thay đổi môi trường sản sinh ung thư.

Mặc dù tỏi có rất nhiều công dụng, đặc biệt tốt trong việc phòng ngừa ung thư nhưng nếu sử dụng tỏi sai cách có thể biến nó từ "thần dược" thành "độc dược".

1. Nấu chín tỏi

Tỏi khi đun chín các hoạt tính của tỏi là allicin sẽ bị phá huỷ, khi đó tỏi chỉ còn mùi mà không còn tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Chất Allicin là một trong những hợp chất có chứa lưu huỳnh được tìm thấy trong tỏi giúp hạ lipid máu, chống đông máu, chống tăng huyết áp, chống ung thư, chống oxy hóa và tác dụng chống vi khuẩn.

2. Ăn quá nhiều tỏi sống

Hàm lượng allicin trong tỏi sống khá cao. Nồng độ allicin càng cao, tác dụng chống ung thư càng mạnh nên nhiều người nghĩ rằng ăn tỏi sống càng nhiều càng tốt. Thực tế, chính sự kích thích mạnh mẽ khiến nhiều người không phù hợp dùng tỏi sống.

Người cao tuổi, có hệ tiêu hóa yếu, nếu tiêu thụ tỏi sống quá mức sẽ kích thích dạ dày, gây viêm dạ dày mãn tính, thậm chí phát triển thành ung thư dạ dày.

3. Ăn tỏi nướng

Tỏi nướng ở nhiệt độ cao sản sinh acrylamide, kết hợp với thực phẩm khác có thể tạo ra benzopyrene, hợp chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư cao gấp 2 lần.

Lưu ý khi sử dụng tỏi

Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News