Loại vải mới tự mở lỗ thông khí khi người đổ mồ hôi

Nhờ các miếng lật tí hon và lớp bạc phủ bên ngoài, loại vải mới vừa giữ ấm tốt, vừa làm mát hiệu quả.

Khi nóng và đổ mồ hôi, con người thường thích những loại quần áo thông thoáng giống như lưới. Tuy nhiên, lưới lại không đủ để giữ ấm cơ thể lúc bình thường. Để giải quyết vấn đề này, phó giáo sư Po-Chun Hsu cùng đồng nghiệp tại Đại học Duke, Bắc Carolina, phát triển loại vải mới với các lỗ thông khí thoáng mát tự động mở ra khi thấm mồ hôi. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science Advances hôm 15/12.


Tấm vải với các lỗ thông hơi mở do mồ hôi (trái) và đóng lại khi khô ráo (phải). (Ảnh: Đại học Duke)

Về cơ bản, vật liệu mới là nylon với một mặt phủ lớp bạc mỏng và được cắt nhiều miếng lật tí hon. Khi mặt trong, tiếp xúc với da và không phủ bạc, hấp thụ nước hay mồ hôi, nó sẽ phồng lên. Hiện tượng này khiến các miếng lật cong ra ngoài. Sau đó, khi vật liệu khô đi, nylon co trở về kích thước ban đầu và các miếng lật đóng lại.

Nhóm nghiên cứu bổ sung lớp bạc dày 50 nanomet để phản lại nhiệt tỏa ra từ cơ thể vào bên trong, giúp giữ ấm cho người mặc khi những miếng lật đóng lại. Ban đầu, Hsu băn khoăn liệu sức nặng của lớp kim loại có cản trở hiệu ứng uốn cong của tấm lật hay không. Nhưng thực tế, lớp bạc còn làm tăng hiệu quả. Nguyên nhân là lớp bạc ở mặt trên của mỗi tấm lật không phồng lên, khiến nylon bên dưới buộc phải giãn nở ở đáy nhiều hơn ở trên, khiến nó cong thêm.

Để kiểm tra hiệu quả làm mát, nhóm nhà khoa học chế tạo một tấm vải kích thước 6 cm x 6 cm với những miếng lật dài vài mm. Kết quả, so với tấm vải kín làm bằng hỗn hợp polyester - spandex truyền thống, vải thoáng khí giữ ấm tốt hơn 16% khi các miếng lật đóng lại và mát hơn 14% khi chúng mở ra.

Thay vì làm cả bộ quần áo từ loại vải mới, nhóm chuyên gia cho rằng có thể gắn những mảnh vải ở một số vị trí nhất định, nơi mọi người đổ mồ hôi nhiều. Họ đang nghiên cứu cách thu nhỏ các miếng lật mà không làm mất tác dụng, đồng thời hy vọng thay thế được bạc bằng vật liệu nanocomposite có thể chế tạo với bất cứ màu sắc nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Đăng ngày: 30/06/2025
Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Đăng ngày: 22/06/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 15/06/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/06/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 25/05/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 26/04/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News