Lông lạc đà alpaca: Kháng cả lửa và nước, bền đến nỗi dùng để bện cầu treo

Từ thời còn ăn lông ở lỗ, tổ tiên loài người đã sử dụng lông thú như một lớp áo giữ ấm hiệu quả. Ngày nay cũng vẫn vậy, và trong nền kinh tế thị trường, có những loại lông thú nổi trội hơn cả. Giữa những thứ lông gấu xa xỉ, lông cừu bình dân và thường thấy hơn, ta có lông lạc đà alpaca xa xỉ với những đặc tính cực kì nổi bật.

Lông lạc đà alpaca, hiển nhiên là được lấy từ con lạc đà alpaca, nhẹ hay nặng là tùy thuộc vào cách nó được quay. Loại lông tự nhiên này nhẹ, bền, vẻ ngoài giống lông cừu nhưng lại ấm hơn lông cừu tới 3 lần. Đó là những gì Phòng Thí nghiệm Thử nghiệm Yocom-McColl đã chỉ ra.

Lông lạc đà alpaca: Kháng cả lửa và nước, bền đến nỗi dùng để bện cầu treo
Lông lạc đà alpaca.

Nó có thể ấm hơn lông cừu một phần là do lông lạc đà alpaca "có tủy", tức là có những khoảng rỗng giữa những sợi lông. Những khoảng không này có thể giữ ấm và bên cạnh đó, có thể khiến lông lạc đà nhẹ hơn những loại lông động vật khác.

Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng nếu mặc ở môi trường có nhiệt độ khoảng -18 độ C, áo lông lạc đà alpaca sẽ cho khoảng nhiệt độ tiện nghi là 10 độ C, với lông lạc đà thường thì khoảng này thấp hơn nhiều, chỉ ở -1 độ C.

Bên cạnh đó, Phòng Thí nghiệm Yocom-McColl còn nói thêm rằng lông lạc đà alpaca rất bền, với sức căng trung bình vào khoảng 50 Newton/1 ktex (ktex: kilotex, đơn vị đo khối trong dệt may, bằng 1kg/1000 mét); 30 N/ktex là đủ để một loại lông đạt điều kiện đưa vào máy dệt chuyên dụng. Có những nguồn chỉ ra rằng lông lạc đà alpaca là loại lông động vật có vú bền nhất, và người dân Peru xưa kia đã dùng loại lông bền chắc này để bện cầu treo bắc qua những hẻm núi của dãy Andes.

Lông lạc đà alpaca: Kháng cả lửa và nước, bền đến nỗi dùng để bện cầu treo
Lạc đà alpaca.

Chưa hết, lông lạc đà alpaca còn kháng nước tốt, tất chân làm từ lông lạc đà alpaca luôn được đánh giá cao. Lông loài lạc đà này không chứa lanolin khiến việc xử lý nó dễ hơn lông cừu nhiều lần, không cần đến công đoạn tẩy lông phiền hà như với lông cừu. Mỗi lần thu lông, thì lạc đà alpaca cho tới 87-95% lông sạch, trong khi đó cừu chỉ cho lượng lông sạch là 43-76% lông sạch. Không có lanolin còn khiến lông lạc đà alpaca còn ít gây dị ứng. Khảo sát cho thấy nhiều người dị ứng len nhưng lại không vấn đề gì khi mặc lông lạc đà alpaca.

Và điểm đặc biệt đáng nói cuối cùng, là thứ lông lạc đà này khó bắt lửa. Cấu trúc kháng nước, khó bắt lửa, cách nhiệt tốt và thậm chí kháng được cả bức xạ Mặt Trời khiến lông lạc đà alpaca trở thành thứ xa xỉ phẩm "đắt xắt ra miếng".

Lông lạc đà alpaca: Kháng cả lửa và nước, bền đến nỗi dùng để bện cầu treo
Len từ lông lạc đà alpaca.

Chẳng phải tự nhiên người dân bản địa Nam Mỹ gọi vải từ lông lạc đà alpaca là "Vải của Thần thánh", và dùng nó để may y phục cho quý tộc.

Chất lượng như vậy, nên là lông lạc đà alpaca cũng phải có một mác giá tương đương với giá trị của nó. Giá của lông cừu vừa tìm từ Google ra giao động từ 1-20 usd/kg, còn lông lạc đà alpaca là từ 100-175 USD/kg.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News