Los Angeles thả 20.000 muỗi đực để diệt muỗi vằn

Nhà chức trách Los Angeles đang dùng muỗi đực chiếu bức xạ triệt sản để diệt quần thể muỗi vằn gieo rắc bệnh truyền nhiễm.

Ở Los Angeles, một vũ khí mới đang được bổ sung vào cuộc chiến với muỗi, đó là muỗi đực triệt sản, theo NBC. Cơ quan kiểm soát vật gây hại vùng đại Los Angeles hôm 2/5 tiến hành chương trình thí điểm thả hàng chục nghìn con muỗi nuôi trong phòng thí nghiệm vào môi trường địa phương. Tất cả số muỗi này đều là muỗi đực và bị triệt sản bằng cách rọi bức xạ. Nhà chức trách hy vọng chúng sẽ tìm thấy bạn tình trong tự nhiên và thụ thai cho muỗi cái với tinh trùng vô dụng, khiến những quả trứng trở nên vô dụng.

Los Angeles thả 20.000 muỗi đực để diệt muỗi vằn
Muỗi đực triệt sản sẽ khiến trứng đẻ ra trở nên vô dụng. (Ảnh: Los Angeles Times).

Mục tiêu của các chuyên gia là loài muỗi vằn (Aedes aegypti). Chúng bắt đầu sinh sôi ở Los Angeles vào năm 2014 và đã tiến hóa để nhằm vào con người. "Cách đây hàng nghìn năm, một chủng muỗi vằn tiến đến gần con người hơn, bắt đầu sống quanh nhà cửa và đốt con người", Daniel Hahn, giáo sư ở Khoa côn trùng học và giun ở Đại học Florida, cho biết. "Chúng là loài côn trùng đốt phiền phức hung dữ bởi chúng sẽ đốt bạn cả ngày".

Muỗi vằn phát triển mạnh trong sân vườn và làm tổ trong những vật chứa nhỏ như nắp chai lọ và bát thức ăn cho chó. Chúng có thể mang bệnh truyền nhiễm như sốt vàng, Chikungunya, Zika và sốt xuất huyết, theo Susanne Kluh, tổng giám đốc GLACVCD.

GLACVCD hôm 2/5 giải phóng khoảng 20.000 con muỗi đực triệt sản, được nhuộm để phát sáng huỳnh quang dưới đèn cực tím, nằm trong thử nghiệm cuối cùng của chương trình thí điểm. Muỗi vằn đực không đốt người, vì vậy các chuyên gia cho biết chương trình gần như không rủi ro với con người. Tháng tới, GLACVCD lên kế hoạch thả 7 - 10 con muỗi triệt sản với mỗi con muỗi đực hoang dã sống trong vùng mục tiêu là khu Sunland - Tujunga của Los Angeles. Số lượng có thể tăng lên 60.000 con muỗi mỗi tuần.

Biện pháp trên là một ví dụ về cách con người triển khai công nghệ mới để đối phó với sự lan rộng của muỗi xâm hại và dịch bệnh mà chúng mang theo trong tình hình biến đổi khí hậu, thương mại toàn cầu và đô thị hóa thúc đẩy các loài vật gây hại tới lãnh thổ mới. Muỗi vằn không phải loài bản xứ ở Mỹ nhưng đã tồn tại ở một số khu vực hàng trăm năm.

Những năm gần đây, giới nghiên cứu cảnh báo nhiệt độ cao hơn do biến đổi khí hậu sẽ mở rộng phạm vi sinh sống của muỗi. Điều đó đang xảy ra ở Nam California. Bang này ghi nhận hai trường hợp đầu tiên mắc sốt xuất huyết vào năm ngoái, có nghĩa muỗi ở địa phương đang truyền virus gây bệnh. Vùng Nam California cũng ghi nhận sự phát triển đô thị và ven đô, góp phần mở rộng môi trường sống cho muỗi vằn.

Muỗi đực triệt sản được nuôi trong phòng thí nghiệm ở Kentucky, nhưng phát triển từ trứng lấy ở khu vực Los Angeles. Mỗi tuần, GLACVCD lên kế hoạch ấp muỗi trong các hộp nhỏ, sau đó chiếu bức xạ từ máy chuyên dụng. Sau khi thả, muỗi chiếu bức xạ chỉ bay khoảng 150 m, theo Kluh.

Luồng bức xạ tác động tới nhiễm sắc thể trong tế bào muỗi, ngăn chúng sinh sản nhưng vẫn cho phép các cá thể bay và thực hiện nhiều chức năng sinh học khác ở mức độ gần như bình thường. Kluh cho biết muỗi không nhiễm phóng xạ và không trở thành nguy cơ đối với cộng đồng. Tuy nhiên, ông thừa nhận mở rộng chương trình quanh quận Los Angeles vẫn là một thách thức.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét

Loài muỗi có tên khoa học là Anopheles Coluzzii này chứa virus có độc lực cao, có thể sống trong các điều kiện cực kỳ khô cằn và phát triển mạnh ở cả môi trường nông thôn lẫn thành thị.

Đăng ngày: 06/05/2024
Cách phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

Cách phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu

Các nhà khoa học Việt mới đây đã giải trình tự gene để phân biệt sâm Lai Châu và Ngọc Linh nhằm tránh nhầm lẫn, giả mạo.

Đăng ngày: 06/05/2024
Nhiệt độ tăng khiến các thành phố Mỹ có nguy cơ bị mối xâm chiếm

Nhiệt độ tăng khiến các thành phố Mỹ có nguy cơ bị mối xâm chiếm

Nhiệt độ ấm lên và sự phát triển đô thị tạo ra điều kiện lý tưởng để mối lan rộng tới những lãnh thổ mới.

Đăng ngày: 03/05/2024
Loài côn trùng phản ánh tác động tới đa dạng sinh học của khu vực Amazon

Loài côn trùng phản ánh tác động tới đa dạng sinh học của khu vực Amazon

Loài bướm " rất nhạy cảm, ngay cả với những thay đổi nhỏ trong hệ sinh thái," vì thế có thể coi là "chỉ số sinh học" phản ánh sức khỏe của hệ sinh thái xung quanh chúng.

Đăng ngày: 01/05/2024
Loài gián ngày càng nhiều hơn,

Loài gián ngày càng nhiều hơn, "đột biến" và không sợ thuốc

Nhiệt độ tăng cao được cho là nguyên nhân làm tăng số lượng gián đột biến. Thuốc diệt côn trùng không còn hiệu quả với chúng, khiến con người mệt mỏi tìm cách đối phó.

Đăng ngày: 28/04/2024
Nhiều lần tìm thấy vàng, chuyên gia nhận định: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể có báu vật

Nhiều lần tìm thấy vàng, chuyên gia nhận định: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể có báu vật

Trong lịch sử từng có nhiều ghi chép ghi nhận những mối tương quan giữa thực vật và đất có chứa khoáng sản.

Đăng ngày: 27/04/2024
NASA lo lắng vi khuẩn đột biến ở Trạm Vũ trụ lây lan xuống Trái đất

NASA lo lắng vi khuẩn đột biến ở Trạm Vũ trụ lây lan xuống Trái đất

Liệu Trái đất có sớm bị xâm chiếm bởi một loài vi khuẩn đột biến siêu kháng thuốc từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), giống trong những bộ phim khoa học viễn tưởng?

Đăng ngày: 26/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News