Lực lượng không gian Mỹ vô tình làm thủng tầng điện ly Trái đất

Một tên lửa mang theo vệ tinh giám sát của Mỹ được phóng vào không gian đã tạo ra một lỗ hổng ở tầng điện ly của bầu khí quyển Trái đất.

Vụ phóng vệ tinh Victus Nox lên bầu khí quyển Trái đất không được công bố rộng rãi hoặc phát trực tiếp và chỉ được thông báo trước 27 giờ, khiến cộng đồng thám hiểm không gian hoàn toàn bất ngờ, theo trang Live Science.

Firefly Aerospace, một công ty do Lực lượng Không gian Mỹ ký hợp đồng, đã phóng tên lửa Alpha của họ từ Căn cứ lực lượng không gian Vandenberg ở California vào ngày 14-9.


Nhiên liệu bị đốt cháy của tên lửa đã tạo ra một lỗ hổng trong tầng điện ly - (Ảnh: LIVE SCIENCE).

Tên lửa mang theo vệ tinh Victus Nox của Lực lượng Không gian Mỹ. Vệ tinh này sẽ thực hiện sứ mệnh giám sát không gian, để giúp Lực lượng Không gian theo dõi những gì đang xảy ra trong môi trường quỹ đạo.

Tên lửa bất ngờ thu hút sự chú ý của mọi người sau khi tạo ra một luồng khí thải khổng lồ có thể nhìn thấy từ khoảng cách hơn 1.600km.

Nhưng sau khi đám khói tan đi, một quầng sáng đỏ mờ vẫn còn trên bầu trời, đó là dấu hiệu nhận biết, tên lửa đã tạo ra một lỗ hổng ở tầng điện ly trong thượng tầng khí quyển bao quanh Trái đất.

Tầng điện ly là lớp bên trên của khí quyển, là biên giới cuối cùng của Trái đất. Đây là một tập hợp các lớp của khí quyển Trái đất ở độ cao từ 60 - 1.500km và là một phần quan trọng trong cấu trúc khí quyển Trái đất. Nó mang những thông tin về hoạt động của Trái đất trong Hệ Mặt trời nói riêng và vũ trụ nói chung.

Đây không phải vụ "thủng tầng điện ly" đầu tiên được quan sát thấy trong năm nay.

Vào tháng 7, vụ phóng tên lửa SpaceX Falcon 9 cũng đã tạo ra một mảng màu đỏ như máu khổng lồ phía trên bang Arizona, có thể nhìn thấy từ xa hàng trăm km.

Firefly Aerospace đã được trao hợp đồng phóng vệ tinh Victus Nox vào tháng 10-2022. Mục đích của sứ mệnh giám sát không gian nhằm chứng minh khả năng của Mỹ trong việc nhanh chóng đưa vệ tinh vào quỹ đạo bất cứ khi nào và ở đâu họ cần mà không cần thông báo nhiều, theo trung tá MacKenzie Birchenough - sĩ quan Bộ chỉ huy Hệ thống không gian của Lực lượng Không gian Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Nhân loại sắp gặp thảm họa nhiệt

Nhân loại sắp gặp thảm họa nhiệt "trở tay không kịp"

Nghiên cứu mới cho thấy nắng nóng cực đoan sẽ tấn công thế giới theo cách khó ngờ, với "danh sách đen" chứa cả tên những quốc gia mà người dân tưởng chừng chỉ e sợ cái lạnh.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết

Khi nói về các hiện tượng mưa, nắng, gió,… người ta có lúc dùng từ thời tiết, nhưng có lúc dùng từ khí hậu. Vậy khí hậu và thời tiết có giống nhau không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại.

Đăng ngày: 02/04/2025
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News