Lươn điện thắp sáng cây Giáng sinh ở Mỹ

Du khách đến thủy cung Tennessee có thể bị sốc khi biết rằng cây Giáng sinh đang được thắp sáng từ nguồn năng lượng tái tạo khác thường - một con lươn điện.

Con lươn phóng điện này có tên Miguel Wattson và sở hữu hẳn tài khoản Twitter riêng là @EelectricMiguel.

Một hệ thống đặc biệt được kết nối với cơ quan phát điện của Miguel, kích hoạt các cú sốc tự nhiên của con lươn để cung cấp năng lượng cho các dải đèn trên cây gần đó, thủy cung Tennessee cho biết. Miguel phát những dòng điện thế thấp khi đang cố gắng tìm thức ăn, một chuyên gia của thủy cung có tên Kimberly Hurt nói.

Điện áp đó chuyển thành năng lượng giúp đèn Giáng sinh nháy sáng chớp nhoáng và mờ ảo. Khi chú lươn điện ăn mồi hay phấn kích, nó phóng dòng điện thế cao hơn tạo ra chớp sáng lớn hơn.

Lươn điện thắp sáng cây Giáng sinh ở Mỹ
Loài lươn điện Electrophorus electricus sống ở lưu vực sông Amazon và Orinoco Peru, có khả năng phóng ra dòng điện lên đến 860 volt. (Ảnh: L. SOUSA).

Tài khoản Twitter của Miguel cho phép nó chia sẻ những tweet do chính cơ thể phóng điện của nó tạo ra, nhờ mã hóa của trung tâm iCube thuộc Đại học Công nghệ Tennessee.

“Họ (các chuyên gia tại trung tâm iCube) kết hợp kỹ thuật điện và truyền thông kinh doanh mới nổi để tạo ra tiếng nói cho con lươn”, giám đốc trung tâm Kevin Liska cho biết.

Các tweet của Miguel thể hiện những nội dung có vẻ phấn khích như “SHAZAM!!!!” và “ka-BLAMEROO!!!!!”. Một video cũng được đăng lên tài khoản của con lươn điện cho thấy Miguel lắc bộ phận phát điện khi đèn trên cây Giáng sinh gần đó mở và tắt.

Giới chức thủy cung hy vọng việc thắp sáng cây Giáng sinh sẽ giúp lươn điện được hiểu rõ giá trị lớn của nó. Lâu nay, chúng vẫn bị coi là loài đáng sợ và không được đánh giá đúng khả năng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim ở Bắc Mỹ nhỏ dần đi vì biến đổi khí hậu

Chim ở Bắc Mỹ nhỏ dần đi vì biến đổi khí hậu

Một nghiên cứu gần 40 năm trên hàng chục ngàn con chim chết vì bay trúng các tòa nhà cao tầng ở Chicago (Mỹ) nhận thấy kích thước của chúng nhỏ dần theo thời gian vì biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 05/12/2019
Phát hiện cá sấu tuyệt chủng gần 40 năm

Phát hiện cá sấu tuyệt chủng gần 40 năm

Nhà sinh vật học hoang dã Forrest Galante tìm thấy một con cá sấu Caiman Rio Apaprois lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ vắng bóng.

Đăng ngày: 05/12/2019
Các nhà khoa học phát hiện con lười lẻn vào nhà vệ sinh của mình, điều chúng làm thật kinh khủng

Các nhà khoa học phát hiện con lười lẻn vào nhà vệ sinh của mình, điều chúng làm thật kinh khủng

Chúng tôi cảnh báo bạn không nên đọc câu chuyện này khi đang ăn. Nó chứa đựng khoa học, sự kỳ lạ nhưng lại bị lẫn cả một cảm giác kinh tởm ẩn sau khuôn mặt ngáo ngơ vô tội của con lười Nam Mỹ này. Con lười hai ngón bị bắt quả tang và chụp ảnh lại khi đang chậm chạp ló mặt vào… một nhà vệ sinh củ

Đăng ngày: 04/12/2019
Sói đồng cỏ xâm chiếm hết các bang của Mỹ, chỉ trừ Hawaii

Sói đồng cỏ xâm chiếm hết các bang của Mỹ, chỉ trừ Hawaii

Mỗi năm, có khoảng 400.000 con sói hoang Bắc Mỹ (coyote) bị giết hại, nhưng chúng vẫn phát triển và nay đã hiện diện tại 49/50 bang của Mỹ, thậm chí còn đang tiến dần xuống Nam Mỹ.

Đăng ngày: 04/12/2019
Các nhà khoa học bày cách để chúng ta đoán biết tâm trạng của mèo

Các nhà khoa học bày cách để chúng ta đoán biết tâm trạng của mèo

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng rất ít người có thể hiểu được cảm xúc của mèo qua biểu hiện của nó, tuy nhiên điều này có thể học được.

Đăng ngày: 04/12/2019
Hổ lập kỷ lục đi hơn 1.300km trong 5 tháng

Hổ lập kỷ lục đi hơn 1.300km trong 5 tháng

Con hổ 2,5 năm tuổi vượt qua quãng đường dài nhất từng được ghi nhận tại Ấn Độ để tìm bạn tình, con mồi hoặc lãnh thổ mới.

Đăng ngày: 04/12/2019
New Zealand lai tạo loại cừu ít xì hơi để ngăn biến đổi khí hậu

New Zealand lai tạo loại cừu ít xì hơi để ngăn biến đổi khí hậu

New Zealand, nơi có ngành chăn nuôi bò và cừu phát triển, trở thành nước đầu tiên trên thế giới áp dụng chỉnh sửa gene gia súc để hạn chế khả năng phát thải khí nhà kính của chúng.

Đăng ngày: 03/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News