Lươn không có độc, vậy tại sao rắn không dám đụng tới?
Lươn là loại cá ăn được, không độc, thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, loài rắn dường như lại tránh xa món lươn này. Vì sao vậy?
Chúng ta biết rằng, rắn là một kẻ săn mồi đỉnh cao trong tự nhiên. Với các giác quan nhạy bén và kỹ năng săn mồi độc đáo, chúng có thể bắt và tiêu hóa nhiều loại sinh vật. Trong thực đơn của chúng, chuột, chim, động vật lưỡng cư và bò sát đều là những món ăn khoái khẩu.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là một số loài rắn thậm chí còn dám thách thức và ăn những con rắn khác.
Tuy nhiên, trong số danh sách món ăn hấp dẫn này, tồn tại một sinh vật đặc biệt - loài lươn (danh pháp: Monopterus albus), khiến những con rắn tỏ ra do dự và thậm chí dè chừng khi đi săn. Đây là kết quả của một loạt các yếu tố sinh thái, sinh lý và tiến hóa phức tạp.
1. Từ góc độ sinh thái
Phân tích chuyên sâu từ góc độ sinh thái cho thấy, là một sinh vật thủy sinh độc đáo, quỹ đạo sống và chiến lược sinh tồn của lươn đã in sâu vào môi trường nước. Cấu trúc cơ thể thuôn gọn, lớp ngoài trơn nhầy đều chứng tỏ khả năng thích nghi hoàn hảo của nó với cuộc sống dưới nước.
Đối với loài rắn, săn lươn chắc chắn là một công việc vô cùng khó khăn.
Ở dưới nước, lươn có thể di chuyển linh hoạt, thể hiện sự nhanh nhẹn và cảnh giác đáng kinh ngạc dù đang tìm kiếm thức ăn hay trốn tránh thiên địch.
Ngược lại, rắn chủ yếu sống trên cạn và lối sống, cấu trúc cơ thể cũng như kỹ thuật săn mồi của chúng hoàn toàn khác với lươn. Đối với loài rắn, môi trường sống của lươn chắc chắn là một thế giới mới đầy rẫy những ẩn số và thử thách.
Dòng nước chảy nhanh, nhiệt độ nước thay đổi và những trở ngại đối với tầm nhìn dưới nước đều là những vấn đề mà loài rắn cần phải vượt qua. Chúng phải học cách giữ thăng bằng trong nước, chống lại tác động của dòng nước và sử dụng thông tin giác quan hạn chế để xác định vị trí và tiếp cận con mồi.
Trong quá trình này, loài rắn không chỉ cần nỗ lực nhiều hơn mà còn phải chấp nhận rủi ro cao hơn. Khi xuống nước, chúng mất đi sự linh hoạt và tốc độ như trên cạn và trở nên tương đối vụng về. Lươn có thể tận dụng lợi thế dưới nước để nhanh chóng trốn thoát hoặc chống trả.
Vì vậy, đối với loài rắn, săn lươn chắc chắn là một công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi kỹ năng và sự kiên nhẫn vô cùng cao.
2. Từ góc độ sinh lý
Từ khía cạnh của sinh lý học, cấu trúc cơ thể của chúng giống như một cỗ máy tinh xảo, không chỉ đảm bảo khả năng di chuyển hiệu quả mà còn mang lại cho chúng khả năng sinh tồn đáng kinh ngạc.
Khi gặp mối đe dọa tiềm ẩn như rắn, lươn có thể nhanh chóng điều chỉnh tư thế cơ thể và thoát khỏi khu vực nguy hiểm một cách nhanh nhất. Cơ chế trốn thoát hiệu quả này giúp lươn dễ dàng sống sót khi gặp thiên địch.
Khó khăn trong việc săn mồi đã khiến rắn dần dần học cách dè chừng và tránh lươn.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là bề mặt cơ thể của lươn được phủ một lớp chất nhầy trơn trượt. Lớp chất nhầy này không chỉ có tác dụng bôi trơn, giúp lươn bơi lội trong nước dễ dàng hơn mà còn có chức năng phòng thủ mạnh mẽ.
Khi rắn cố bắt lươn, lớp chất nhầy này khiến rắn khó tung cú cắn chết người vào con mồi. Ngay cả khi rắn cắn thành công lươn, chất nhầy trơn trượt sẽ khiến rắn khó dùng lực để cuộn xiết, tạo cơ hội cho lươn trốn thoát.
3. Từ góc độ tiến hóa
Đối với loài rắn, dù có khả năng săn mồi mạnh mẽ và các giác quan nhạy bén nhưng chúng thường bất lực khi đối mặt với lươn. Khó khăn trong việc săn mồi này đã khiến rắn dần dần học cách dè chừng và tránh lươn trong quá trình tiến hóa.
Đây không phải là một phản ứng tâm lý đơn giản mà đã in sâu vào gene của loài rắn. Trải qua nhiều thế hệ kế thừa và sinh sản, sợ dè chừng này không ngừng được củng cố ở loài rắn, cuối cùng trở thành khuôn mẫu hành vi bản năng.
Chính đặc điểm bản năng này đã giúp loài rắn phản ứng nhanh nhạy khi đối mặt với lươn để tránh những rủi ro, tổn thất không đáng có.

Vì sao chim mẹ sẵn sàng bỏ đói một số chim con, ưu ái cho những con khác ăn đầy đủ?
Mỗi khi thấy những hình ảnh của chim mẹ bỏ đói một số con trong lúc cho các con còn lại ăn, ta không thể không tự đặt ra câu hỏi: Tại sao?

Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?
Đi chân trần đã được khoa học chứng minh là mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe và cũng được xem là một liệu pháp chữa bệnh thay thế.

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?
Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mùi hương đặc biệt của chuối khiến chuột đực trở nên căng thẳng.

Vì sao thảm kịch Itaewon không phải một vụ giẫm đạp?
Theo giáo sư G. Keith Still, chuyên gia về an toàn đám đông tại Đại học Suffolk (Anh), thảm kịch ở Itaewon có thể gọi là một vụ đám đông chèn ép, chứ không phải một vụ giẫm đạp.

Tại sao một số nhân vật nổi tiếng thế giới lại chỉ được chôn cất trong những ngôi mộ vô danh?
Đáng ngạc nhiên là trong lịch sử thế giới, có những nhân vật cực kỳ nổi tiếng lại chỉ được an táng trong những ngôi mộ vô danh, vì sao như vậy?

Tại sao không động vật nào trên Trái đất tiến hóa khả năng thở ra lửa?
Tất cả các loài động vật tồn tại trên Trái đất đều có cách sinh tồn riêng, sau một quá trình tiến hóa lâu dài, nhiều loài động vật có những “kỹ năng đặc biệt” của riêng mình.
