Lượng phóng xạ tăng không rõ nguyên nhân ở Bắc Âu

Nồng độ phóng xạ tăng vọt ở miền bắc châu Âu được cho là bắt nguồn từ một nhà máy điện hạt nhân đang gặp trục trặc ở phía tây nước Nga.

Nhà chức trách giám sát an toàn hạt nhân ở Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển đồng loạt báo cáo phát hiện đồng vị phóng xạ tăng vọt ở Scandinavia và một số khu vực thuộc Bắc Cực. Trong khi Cơ quan An toàn Phóng xạ Thụy Điển hôm 23/6 cho biết họ chưa thể xác nhận nguồn phóng xạ, các nhà chức trách Hà Lan phân tích dữ liệu từ các nước láng giềng và kết luận phóng xạ đến từ phía tây nước Nga.

Lượng phóng xạ tăng không rõ nguyên nhân ở Bắc Âu
Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện khoanh vùng khu vực có thể là nơi phát ra phóng xạ. (Ảnh: Live Science).

"Hạt nhân phóng xạ là vật thể nhân tạo", Viện Y tế cộng đồng và Môi trường Hà Lan thông báo hôm 26/6. "Thành phần của hạt nhân có thể chỉ ra hư hại đối với một nguyên tố nhiên liệu ở nhà máy điện hạt nhân nhưng chúng tôi không thể xác định vị trí cụ thể do số phép đo còn hạn chế".

Hạt nhân phóng xạ là những nguyên tử có nhân không ổn định. Năng lượng dư thừa bên trong nhân được giải phóng thông qua quá trình phân rã phóng xạ. Mật độ hạt nhân phóng xạ của đồng vị cesium-134, cesium-137 và ruthenium-103 tăng ở nhiều nơi tại Phần Lan, phía nam Scandinavia và Bắc Cực, theo Lassina Zerbo, thư ký điều hành Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện. Dù không gây hại cho con người hay môi trường, chúng là phụ phẩm từ phản ứng hạt nhân.

Tuy nhiên, Rosenergoatom, công ty điện lực điều hành các nhà máy điện hạt nhân ở Nga, phủ nhận có vấn đề xảy ra với hai nhà máy ở phía tây bắc đất nước. Một phát ngôn viên của Rosenergoatom cho biết cả nhà máy gần St Petersburg và Murmansk đều đang hoạt động bình thường với lượng phóng xạ trong mức cho phép. Theo Rosenergoatom, lượng phóng xạ ở hai nhà máy không thay đổi trong suốt tháng 6.

"Cả hai nhà máy đều đang hoạt động ổn định. Không có báo cáo về sự cố nào xảy ra với thiết bị hay tai nạn khiến hạt nhân phóng xạ thoát ra ngoài các kết cấu lưu giữ", Rosenergoatom khẳng định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỷ lục về tia sét dài 700km

Kỷ lục về tia sét dài 700km

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố các kỷ lục mới về tia sét đơn dài nhất và lâu nhất từng được ghi nhận.

Đăng ngày: 29/06/2020
Giới khoa học

Giới khoa học "rối loạn" vì một hiện tượng chưa từng có tại Bắc cực

AP đăng tải, nhiệt độ tại Bắc cực đang không ngừng gia tăng, khiến các nhà khoa học lo lắng về những hệ quả mà phần còn lại của thế giới sẽ phải gánh chịu.

Đăng ngày: 27/06/2020
Vì sao Hà Nội biến thành “hỏa diệm sơn”?

Vì sao Hà Nội biến thành “hỏa diệm sơn”?

Những ngày qua, nhiệt độ cao nhất ghi nhận được ở Hà Nội từ 39-40 độ. Tuy nhiên, nhiệt độ ngoài đường lên tới hơn 50, thậm chí gần 60 độ. Đây là hệ quả của quá trình đô thị hóa quá nhanh dẫn đến hiện tượng đảo nhiệt đô thị.

Đăng ngày: 26/06/2020
Đột phá ý tưởng làm xi măng từ muối thải

Đột phá ý tưởng làm xi măng từ muối thải

Hai kiến trúc sư ở Dubai (Các tiểu vương quốc Arab thống nhất – UAE) đang tìm cách phá vỡ quy tắc xây dựng truyền thống khi muốn sử dụng xi măng làm từ muối để xây nhà.

Đăng ngày: 25/06/2020
Hồ nước dài 1,5km gần cạn nước do hố tử thần

Hồ nước dài 1,5km gần cạn nước do hố tử thần

Nước trong hồ Slade rút xuống các hố tử thần bên dưới, để lộ diện tích lớn lòng hồ khô cằn.

Đăng ngày: 24/06/2020
Khối bụi khổng lồ bay hơn 3.200km trên biển

Khối bụi khổng lồ bay hơn 3.200km trên biển

Lượng lớn cát bụi từ sa mạc châu Phi được gió cuốn qua Đại Tây Dương, góp phần tạo nên các bãi biển và làm đất màu mỡ.

Đăng ngày: 22/06/2020
Cận cảnh những

Cận cảnh những "hào quang" lạ quanh mặt trời, mặt trăng khắp thế giới

Hiện tượng vầng hào quang lạ bao quanh mặt trời, mặt trăng tương tự ở Bà Rịa - Vũng Tàu trưa này từng xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, luôn thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và người chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 18/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News