Lựu đạn giờ cũng được quân đội Mỹ nâng cấp thành drone

Vừa là lựu đạn, vừa là drone, vũ khí này có thể giúp thăm dò cũng như phá hủy mục tiêu, và hơn thế nữa.

Người lính giữ tay trên không, đợi cho lựu đạn xoay cánh quạt và thả nó lên không trung. Được trang bị máy bay điều khiển từ xa với 4 rô-tơ gắn trên đầu, quả lựu đạn có thể tự bay tới mục tiêu. Nếu chưa phát nổ, lựu đạn có thể bay trở về và người lính có thể thu lại thiết bị về nhờ một dây kéo.

Đây là một cảnh trong buổi diễn tập diễn ra ngày 7/7 tại Trại Lejeune, North Carolina. Lựu đạn tự bay này thực chất là một máy bay điều khiển từ xa Drone 40 modular quadcopter. Nó có thể giúp thăm dò cũng như phá hủy mục tiêu.

Lựu đạn giờ cũng được quân đội Mỹ nâng cấp thành drone
Drone 40 giúp giải quyết vấn đề về khoảng cách giữa binh lính và mục tiêu.

Điều khiến Drone 40 khác các thiết kế drone khác chính là do có thân dài theo chiều dọc. Nó có thể được phóng đi sử dụng súng phóng lựu 40mm.

Drone 40 giúp giải quyết vấn đề về khoảng cách giữa binh lính và mục tiêu. Drone 40 cũng cho phép binh lính thay thế phụ tải nổ với các tùy chọn khác, ví dụ như phụ tải trinh sát ISR bao gồm camera có thể truyền trực tiếp video giám sát tới máy tính bảng sử dụng để điều khiển drone. Binh lính có thể sử dụng drone để dò tìm vị trí quân địch, thu lại và lắp phụ tải nổ để biến nó thành lựu đạn và cho thiết bị quay trở lại mục tiêu để phát nổ.

Drone 40 có thời lượng pin khoảng 30-60 phút tùy theo tải trọng và quãng đường bay. Tốc độ nhanh nhất là 72,4km/h và hãng thiết kế DefendTex cho biết nó có thể hoạt động ở cự ly 19,3km, vượt xa cự ly sát thương của súng trường.


Trong video, binh lính sẽ phải học cách vận hành tối ưu cũng như sửa chữa, khôi phục vũ khí mới này

Các phụ tải tùy chọn còn bao gồm lựu đạn choáng và lựu khói, đem lại khả năng linh hoạt trong chiến thuật. Ngoài ra còn có tùy chọn phụ tải điện tử để tấn công các tín hiệu sóng và vi mạch, hay laser ngắm để đánh dấu mục tiêu cho các vũ khí khác.

Quân đội Anh đã từng sử dụng một phiên bản khác của Drone 40 vào đầu năm 2021 với mục đích trinh sát.

Tại doanh trại Lejune, các binh lính còn thử nghiệm drone có tên Switchblade, có khả năng tương tự. Với kích thước nhỏ gọn, có thể được vận hành bởi một người duy nhất, Quân đội Mỹ đã sử dụng Switchblade từ 2013 để giúp binh lính giảm gánh nặng khi không có sự hỗ trợ từ trên không.

Trong video, binh lính sẽ phải học cách vận hành tối ưu cũng như sửa chữa, khôi phục vũ khí mới này. Chúng đem lại nhiều lợi thế chiến thuật hữu dụng trên các mặt trận đầy nguy hiểm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về vũ khí nhiệt và hệ thống liên lạc

Tìm hiểu về vũ khí nhiệt và hệ thống liên lạc "tiếng nói của Chúa" của quân đội Mỹ

Tưởng chỉ có trong phim viễn tưởng, nhưng đây lại là hàng thật 100%.

Đăng ngày: 10/07/2021
Bộ Quốc phòng Anh đang phát triển tên lửa có thể

Bộ Quốc phòng Anh đang phát triển tên lửa có thể "nói chuyện với nhau"

Hiện tại các tên lửa chỉ mới liên lạc được với bệ phóng, chứ chưa trao đổi thông tin được với nhau.

Đăng ngày: 08/07/2021
Bật mí về Katyusha - giàn pháo phản lực khiến phát xít Đức khiếp sợ

Bật mí về Katyusha - giàn pháo phản lực khiến phát xít Đức khiếp sợ

Dòng pháo phản lực phóng loạt mang tên một cô gái Nga Katyusha từng gieo rắc kinh hoàng cho lính Đức nhờ sức công phá ngang 70 khẩu pháo hạng nặng.

Đăng ngày: 01/07/2021
Từng được xem như cuộc cách mạng vũ khí, pháo điện từ đã bị Hải quân Mỹ khai tử

Từng được xem như cuộc cách mạng vũ khí, pháo điện từ đã bị Hải quân Mỹ khai tử

Tiêu tốn hơn 500 triệu USD cùng quá trình phát triển kéo dài hơn 16 năm, cuối cùng loại vũ khí này đã không có cái kết có hậu.

Đăng ngày: 29/06/2021
Tổ hợp tác chiến điện tử đầu tiên thế giới có thể bao phủ toàn bộ châu Âu khi được kích hoạt

Tổ hợp tác chiến điện tử đầu tiên thế giới có thể bao phủ toàn bộ châu Âu khi được kích hoạt

Tổ hợp tác chiến điện tử Murmansk-BN của Nga triển khai trên bán đảo của Kola hồi tháng 5 khiến Mỹ tức giận bởi vì không có tổ hợp tác chiến điện tử nào có thể so sánh được.

Đăng ngày: 11/06/2021
Không quân Mỹ đã có cách truyền dữ liệu trên không cho các máy bay chiến đấu tàng hình

Không quân Mỹ đã có cách truyền dữ liệu trên không cho các máy bay chiến đấu tàng hình

Máy bay tiếp dầu KC-46 và máy bay do thám U-2 sẽ giải quyết vấn đề không tương thích kênh truyền dữ liệu trên hai dòng máy bay chiến đấu tàng hình tiê

Đăng ngày: 29/05/2021
Những thiết bị quân sự

Những thiết bị quân sự "biết tư duy" mới nhất của Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu mới đây tuyên bố sẽ đưa thiết bị quân sự robot có khả năng tác chiến độc lập trực tiếp tham gia chiến đấu.

Đăng ngày: 28/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News