Luyện tập: Liều thuốc tốt nhất

4 nghiên cứu mới được công bố gần đây đều đưa ra cùng một đơn thuốc cho việc cải thiện sức khỏe: luyện tập.

Họ thêm vào bằng chứng gần đây rằng việc luyện tập thông thường có thể cải thiện những bộ não già cỗi, tăng kết quả học tập của trẻ, và mang lại những người khác một liều kích thích não.

Xương tốt hơn

Một nghiên cứu cho thấy luyện tập có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế chứng loãng xương, căn bệnh ảnh hưởng đến hơn 200 triệu người trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Missouri phát hiện rằng luyện tập sức bền (nâng vật nặng) hoặc luyện tập tác động (chạy) đều giúp tăng cường độ đậm đặc khoáng chất của xương (BMD). Chạy có thể là lựa chọn tốt hơn.

Giáo sư Pam Hinton, tác giả chính, cho biết: “Những chương trình luyện tập để cải thiện sức khỏe của xương nên được thiết kế sử dụng kiến thức đã biết về phản ứng của xương đối với luyện tập. Chỉ những phần xương nhận áp lực từ luyện tập sẽ khỏe hơn. Những hoạt động tác động cao, theo nhiều hướng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn”.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Strength Conditioning số tháng 2.

Giảm đau

Một nghiên cứu khác cho thấy luyện tập là một trong số ít những liều thuốc thành công cho những người bị đau lưng. Trong số tháng 2 trên tạp chí Spine, các nhà vật lý học thuộc Đại học Washington đã tóm tắt 20 thử nghiệm y tế khác nhau để tìm ra những giải pháp làm giảm bớt những cơn đau.

Tiến sĩ Stanley J. Bigos, giáo sư danh dự về phẫu thuật chỉnh hình và sức khỏe môi trường, cho biết: “Nhiều bằng chứng vững chắc và nhất quán cho thấy nhiều phương pháp thông thường không đạt hiệu quả trong khi luyện tập có tác động đáng kể, cả trong việc ngăn chặn triệu chứng cũng như làm giảm những cơn đau lưng. Những phương pháp can thiệp thụ động không đạt hiệu quả mong muốn”.

Mắt tốt hơn

Việc luyện tập tích cực cũng làm giảm đáng kể sự công kích của bệnh đục nhân mắt, và thoái hóa điểm vàng (gây mù mắt) liên quan đến tuổi tác. Trong nghiên cứu, được cốn bố trên tạp chí Investigative Ophthalmology and Visual Science, các nhà nghiên cứu đã xem xét sức khỏe mắt của 41.000 người luyện tập chạy bộ trong hơn 7 năm, và phát hiện rằng cả nam và nữ đều có tỷ lệ mắc hai chứng bệnh kể trên thấp hơn đáng kể.

Những nghiên cứu mới cho thấy luyện tập khiến mắt tốt hơn, giảm đau kinh niên, xương khỏe hơn và thậm chí ngăn ngừa một số bệnh ung thư. (Ảnh: Dreamstime)

Đàn ông chạy nhiều hơn 5,7 dặm một ngày có nguy cơ mắc bệnh thấp 35% so với những người chạy ít hơn 1,4 dặm một ngày. Trong khi mối tương quan rất rõ ràng, nhưng nguyên nhân vẫn chưa được hiểu rõ”.

“Chúng ta biết một số lợi ích sinh lý của luyện tập, và chúng ta biết thông tin sinh lý cơ bản của những bệnh đó, vì vậy chúng ta cần tìm hiểu ở đâu có sự trùng hợp”, Pau Williams, nhà dịch tễ học tại Phòng thí nghiệm khoa học cuộc sống quốc gia Lawrence Berkeley, cho biết.

Ngăn chặn ung thư

Mỗi năm tại Hoa Kỳ, hơn 100.000 người mắc ung thư ruột kết. Để kiểm chứng tác động của luyện tập đối với việc giảm tỷ lệ này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington và Đại học Havard đã kết hợp để phân tích 52 nghiên cứu trong 25 năm trở lại đây về mối liên hệ giữa luyện tập và ung thư. Họ phát hiện rằng những người luyện tập nhiều nhất (đi bộ nhanh 5-6 tiếng một tuần) có nguy cơ ung thư ít hơn 24% so với những người luyện tập ít nhất (đi bộ nhanh ít hơn 30 phút một tuần).

Tác giả chính, Kathleen Y. Wolin, thuộc Đại học Washington, cho biết: “Tác động có lợi của luyện tập được thể hiện ở tất cả các loại hoạt động, đối với cả nam và nữ. Càng ngày càng có nhiều bằng chứng rằng những lựa chọn hành vi của chúng ta ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư. Hoạt động thể chất đứng đầu trong danh sách những phương pháp bạn có thể giảm nguy cơ ung thư ruột kết”.

Vậy có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ của luyện tập với kết quả tiêu cực?

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Obesity, Dolores Albarracín, giáo sư tâm lý học tại Đại học Illinois, phát hiện rằng những người xem những tấm áp phích với thông điệp như “tham gia tập thể hình” hoặc “hãy đi bộ”, trên thực tế ăn nhiều hơn so với những người tiếp xúc với thông điệp như “kết bạn”.

Albarracín cho biết: “Những người xem những thông điệp về luyện tập ăn nhiều hơn đáng kể. Họ ăn nhiều hơn 1/3 khi tiếp xúc với quảng cáo về luyện tập”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News