Lý giải cảm giác khó tả khi bị ai đó chọc ngón tay vào rốn

Bạn đã thử bao giờ chưa? Khi có ai đó - người yêu hoặc người thân - dùng ngón tay chọc vào rốn, bạn sẽ cảm thấy một cảm giác cực kỳ... khó đỡ.

Lỗ rốn (hay "rún") của chúng ta là một bộ phận kỳ lạ. Nó chẳng có tác dụng gì ngoài việc chứng minh chúng ta từng là một sinh mệnh bé nhỏ sống trong dạ con của người mẹ. Thậm chí, rốn còn là một ổ chứa vi khuẩn nhiều khủng khiếp, đôi lúc sánh ngang với... bồn cầu vệ sinh.

Và bạn biết điều gì khiến cái rốn trở nên kỳ quặc hơn nữa không? Đó là khi có ai đó nổi hứng... chọc tay vào rốn của bạn!

Lý giải cảm giác khó tả khi bị ai đó chọc ngón tay vào rốn
Khi chọc tay vào rốn, bạn sẽ cảm thấy muốn đi toilet hơn.

Nếu từng bị người yêu hay một ai đó thân thiết làm trò này, bạn hẳn đã biết đến một cảm giác khó tả. Cảm giác như có thứ gì đó bỗng dâng lên ở khu vực bụng dưới, và rồi bạn cảm thấy muốn đi toilet hơn, đúng không?

Nhưng tại sao lại thế?

Tại sao khi có ai đó "nghịch" rốn của bạn, cảm giác kỳ lạ ấy lại xuất hiện? Thật may mắn là chúng ta đã có câu trả lời.

"Ở bên trong rốn, các dây thần kinh không chỉ có tác dụng kích thích vùng da tại đó, mà còn các sợi cơ trong bụng nữa" - trích lời bác sĩ Christopher Hollingsworth từ Liên hiệp phẫu thuật thành phố New York.

"Thế nên khi chọc tay vào lỗ rốn, khu vực này sẽ phát đi tín hiệu đến các sợi cơ nằm sâu hơn, gần với cột sống".

"Và vì phần cột sống ở đó có khả năng chuyển tín hiệu đến bàng quang và niệu đạo, nên bạn sẽ cảm thấy như muốn đi toilet".

Tuy nhiên, câu chuyện là chỉ khi bạn chọc tay vào lỗ rốn thì mới có cảm giác đó, trong khi những bộ phận xung quanh thì không hề. Tại sao thế nhỉ? Một lần nữa, Hollingsworth lại có câu trả lời.

Lý giải cảm giác khó tả khi bị ai đó chọc ngón tay vào rốn
Màng trong bụng ở khu vực rốn được gọi là phúc mạc.

"Bạn sẽ nhận thấy khi ấn vào các vùng xung quanh rốn, cảm giác đem lại khác hẳn, vì nó không tác động được đến các sợi bên dưới lớp cơ bụng" - bác sĩ lý giải.

"Màng trong bụng ở khu vực rốn được gọi là phúc mạc. Đó là một cấu trúc tương đối nhạy cảm, và các dây thần kinh ở đó được nối thẳng đến cột sống, vận chuyển tín hiệu giống như các dây thần kinh ở bàng quang và niệu đạo vậy".

Tóm lại, khi tự bạn hoặc ai đó lấy ngón tay chọc vào rốn, phần mô cơ bụng gần cột sống sẽ chuyển tín hiệu lên não bộ, cho biết rằng bạn đang muốn đi toilet. Đó chính là lý do cho cảm giác "thốn đến tận rốn" đấy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News