Lý giải được tại sao CRISPR/Cas9 chưa thu được hiệu quả ở người
Theo các nhà khoa học Đức, sở dĩ khoa học chưa thành công trong việc chỉnh sửa bộ gene người bằng cách sử dụng công nghệ CRISPR có thể là do hệ miễn dịch của người phản ứng với với protein Cas9 như một tác nhân ngoại lai cần được trung hòa.
Theo tạp chí Nature Medicine, việc các nhà khoa học chưa thành công trong việc chỉnh sửa bộ gene người bằng cách sử dụng công nghệ CRISPR có thể là do hệ miễn dịch của người.
Tế bào miễn dịch phản ứng với protein Cas9 nên ta chưa thể dùng công nghệ CRISPR trên người.
Hóa ra, các tế bào miễn dịch phản ứng với protein Cas9, được sử dụng trong phương pháp này, vì protein này có mặt trong các tế bào của các vi khuẩn liên cầu streptococcus thường gặp.
Công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9, còn được gọi là chiếc kéo phân tử, mở ra hy vọng lớn trong việc điều trị các bệnh di truyền. Với sự trợ giúp của CRISPR/Cas9, khá nhiều bộ gene của nhiều loài động vật và thực vật khác nhau đã được chỉnh sửa, tuy nhiên, trong trường hợp muốn thay đổi tế bào ở người thì hóa ra lại khó khăn hơn nhiều và có thể xuất hiện đột biến tai hại không lường.
Để đánh giá đầy hơn những rủi ro của việc sử dụng công nghệ này ở người, chúng ta vẫn còn quá ít thông tin. Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học ở Trung tâm Y tế Charite (Đức) nhận thấy khả năng miễn dịch của người phản ứng với protein Cas9 như một tác nhân ngoại lai cần được trung hòa. Ông Michael Schmuck, trưởng nhóm nghiên cứu giải thích rằng một phần của hệ CRISPR/Cas9 là protein Cas9 có nguồn gốc từ vi khuẩn liên cầu streptococcus. Do nhiễm khuẩn liên cầu khá phổ biến ở người nên có khả năng hệ miễn dịch “nhớ Cas9”.
Trong khuôn khổ của công trình mới, các nhà khoa học đã có thể tìm thấy ở hầu hết tất cả những người khỏe mạnh tham gia nghiên cứu loại tế bào miễn dịch - tế bào lympho T, phản ứng với họ protein Cas. Các protein tương tự ở các vi khuẩn khác như staphylococci hoặc các loài vi khuẩn trong đường tiêu hóa, cũng có thể gây một phản ứng miễn dịch. Nhà nghiên cứu Dimitros Wagner giải thích rằng “các tế bào miễn dịch này có thể là nguyên nhân gây ra các tác dụng không mong muốn trong liệu pháp gene và có thể làm giảm hiệu quả và gây mất an toàn”.
Điều đó cũng có thể liên quan đến toàn bộ phương pháp CRISPR/Cas9 và chúng ta nên chuẩn bị cho vấn đề này. Bây giờ các nhà khoa học đang phát triển một công nghệ cải tiến sẽ giúp tránh những phản ứng miễn dịch không mong muốn.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
