Lý giải nguyên nhân hàm lượng thủy ngân cao trong cá biển

Hàm lượng thủy ngân - một hợp chất hữu cơ có thể gây tổn thương não bộ và hệ thống thần kinh nghiêm trọng - đã tăng 23% trong cá tuyết và 27% trong cá ngừ vây xanh đánh bắt tại Đại Tây Dương.

Biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức đang làm tăng hàm lượng thủy ngân trong cá tuyết và cá ngừ. Điều này có thể gây ra các hội chứng rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ và các em bé có mẹ ăn cá trong thời kỳ mang thai.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Havard đã được công bố trên tạp chí Nature.

Hàm lượng thủy ngân - một hợp chất hữu cơ có thể gây tổn thương não bộ và hệ thống thần kinh nghiêm trọng - đã tăng 23% trong cá tuyết và 27% trong cá ngừ vây xanh đánh bắt tại Vịnh Maine của Đại Tây Dương trong khoảng 3 thập kỷ qua.


Biến đổi khí hậu và đánh bắt quá mức đang làm tăng hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ. (Ảnh minh họa: Reuters).

Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư hóa học môi trường tại Trường Y của Đại học Havard Elsie Sunderland cho biết thủy ngân vô cùng độc hại trong giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ khi não bộ bào thai đang phát triển nhanh chóng.

Từ lâu phụ nữ mang thai đã được khuyến cáo tránh ăn các đồ ăn chế biến từ thịt cá kiếm và cá mập do hàm lượng thủy ngân cao, song cá tuyết là loại cá mà các chuyên gia cho rằng chứa nhiều chất dinh dưỡng và giàu protein có thể hỗ trợ sự phát triển của bào thai.

Tuy nhiên, giáo sư Sunderland cho rằng người tiêu dùng không nên quá sợ hãi sau khi đọc nghiên cứu này, vì hải sản vẫn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và lành mạnh.

Các nhà nghiên cứu chỉ muốn chứng minh rằng tình trạng biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp tới thực phẩm, tiếp đó là sức khỏe con người... chứ không chỉ riêng thời tiết cực đoan, lũ lụt và nước biển dâng.

Nước biển ấm lên làm tăng nhu cầu năng lượng của cá nhỏ, nên chúng ăn nhiều mồi chứa thủy ngân hơn. Những con cá nhỏ này sau đó lại bị cá ngừ ăn vào, khiến hàm lượng thủy ngân tích tụ trong cá ngừ ngày càng lớn.

Việc đánh bắt quá mức cá trích và cá mòi cũng làm thay đổi thói quen ăn uống của cá tuyết Đại Tây Dương, buộc chúng phải nạp nhiều cá trích và tôm hùm, những sinh vật có hàm lượng thủy ngân cao.

Theo Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc, lượng tiêu thụ cá toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ những năm 60 của thế kỷ trước lên mức kỷ lục là 20,2kg/người/năm, với 30% đại dương đã bị khai thác thủy hải sản quá mức.

Nhà nghiên cứu Sunderland nhấn mạnh tình hình có thể trầm trọng hơn tại Mỹ nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump giảm hạn chế thủy ngân phát thải từ các nhà máy nhiệt điện, vốn có hiệu lực dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama.

Nghiên cứu năm 2018 của chuyên gia Đại học Havard cho thấy các nhà máy điện sử dụng than đá là nguồn gây khí thải chứa thủy ngân hàng đầu tại Mỹ, chiếm tới 40% tổng lượng khí thải.

Khí thải này sau đó ngấm vào đất và nước rồi được các sinh vật biển ăn phải. Do đó, nhà nghiên cứu Sunderland kêu gọi việc giảm khí thải thủy ngân, đặc biệt là từ các nhà máy nhiệt điện đốt than.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 13/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News