Nhiễm thủy ngân gấp 3 lần người thường vì món ăn tuy tốt nhưng ăn sai sẽ nguy hiểm
Một người đàn ông đột nhiên bị đãng trí và có những hành động kỳ lạ sau khi ăn quá nhiều cá trong chuyến đi du lịch.
Người đàn ông giấu tên đã được vợ đưa đến Trung tâm y tế Heartland của Bệnh viện Florida sau khi đi du lịch 2 tuần. Các bác sĩ ban đầu nghĩ rằng tình trạng của người đàn ông có thể là do đột quỵ hoặc uống quá nhiều rượu.
Sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân có 35ng/mL kim loại trong máu, trong khi ở người bình thường là dưới 10ng/mL. Chứng tỏ ông đã bị ngộ độc thủy ngân. Tuy nhiên các bác sĩ rất thắc mắc điều gì đã gây ra vấn đề này.
Người đàn ông bị ngộ độc thủy ngân vì ăn quá nhiều cá biển.
Người vợ của bệnh nhân sau đó cho biết trong kỳ nghỉ 2 tuần, chồng cô ngày nào cũng ăn cá, ăn rất nhiều như cá bơn lưỡi ngựa, cá tuyết và cá mập salmon. Bác sĩ nghe xong liền hiểu ra vấn đề ngộ độc chính là do ăn quá nhiều cá, hơn nữa lại ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Ngoài ra người đàn ông lại có tiền sử béo phì, tiểu đường và huyết áp cao, ăn quá nhiều cá trong thời gian ngắn nên mới càng dễ ngộ độc.
Sau bốn ngày nằm viện, các triệu chứng của người đàn ông cũng dần biến mất, mức thủy ngân cũng giảm còn 9,2ng/mL và hồi phục sau một tháng.
Các bác sĩ cho biết: "Nồng độ thủy ngân trong hầu hết thực phẩm đều rất thấp (<0,02mg/kg). Tuy nhiên, một số loại cá biển (như cá ngừ, cá kiếm và cá mập) và một số loại cá từ vùng nước ngọt bị ô nhiễm như cá walleye, bass (thuộc giống cá vược) có thể chứa nồng độ thủy ngân cao".
Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tuyên bố rằng cá có hàm lượng thủy ngân từ 0,3 đến 0,49mg/kg có thể được ăn an toàn ba lần một tháng. Nhưng nên tránh những loại cá có lượng thủy ngân hơn 0,5mg/kg. Cơ quan bảo vệ môi trường khuyến nghị mức phơi nhiễm tối đa hàng ngày là 0,1mcg/kg, thường dẫn đến nồng độ thủy ngân trong máu dưới 6mcg/L.
Bà bầu nên cẩn thận khi ăn cá biển quá thường xuyên.
Thủy ngân tích tụ tự nhiên trong cá, động vật có vỏ và động vật ăn cá. Mức cao hơn được tìm thấy trong những giống cá ở đầu chuỗi thức ăn, bao gồm cá marlin, cá mập và cá kiếm.
Ăn thức ăn chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mãn, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.
Biểu hiện thần kinh là dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi.