Mảng kiến tạo Thái Bình Dương bị tách rời từ Nhật Bản đến New Zealand

Nghiên cứu mới nhất đã xác định được những điểm mới, mà tại đó mảng Thái Bình Dương đang đứt gãy và bị kéo xuống lớp phủ.

Lớp vỏ cứng bên ngoài Trái đất được chia thành hàng chục mảng kiến tạo lớn và một mảng chính - mảng Thái Bình Dương - đang bị đứt gãy và tách rời nhau.

Theo Đài NDTV, các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto, Canada đã phát hiện được những điểm tách rời mới tại mảng Thái Bình Dương và đang làm sáng tỏ mô hình kiến tạo mảng có niên đại hàng thế kỷ này.


Mảng Thái Bình Dương là mảng kiến tạo lớn nhất Trái đất và đang bị đứt gãy - (Ảnh: NDTV).

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra mảng Thái Bình Dương bị các lực rất lớn gây đứt gãy dưới đáy biển và kéo nó ra xa nhau. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Mảng Thái Bình Dương là mảng kiến tạo lớn nhất, tạo nên phần lớn đáy Thái Bình Dương, trải dài dọc theo bờ biển phía tây của Bắc Mỹ cho đến tận Alaska.

Ở rìa phía tây, mảng Thái Bình Dương chạy từ Nhật Bản đến New Zealand và Úc đang bị đứt gãy và tách khỏi mảng lớn.

Các đứt gãy này dưới biển dài hàng trăm km và sâu hàng nghìn mét.

Mảng này tạo thành một phần lớn Vành đai lửa Thái Bình Dương.

Erkan Gun, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại khoa khoa học Trái đất ở Đại học California, Mỹ, nói: “Chúng tôi biết các biến dạng địa chất như đứt gãy xảy ra ở bên trong mảng lục địa cách xa ranh giới mảng. Nhưng chúng tôi không biết điều tương tự cũng xảy ra với các mảng đại dương”.

Theo lý giải của ông Gun, lâu nay người ta vẫn cho rằng các cao nguyên dưới đại dương dày hơn nên chúng sẽ mạnh hơn, khó đứt gãy. Nhưng các mô hình và dữ liệu địa chấn cho thấy thực tế ngược lại: Các cao nguyên đại dương yếu hơn.

Để công bố phát hiện mới, nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu bốn cao nguyên đại dương ở phía tây Thái Bình Dương - Ontong Java, Shatsky, Hess và Manihiki - trong một khu vực rộng lớn được bao bọc bởi Hawaii, Nhật Bản, New Zealand và Úc. Dữ liệu sau đó được đưa vào siêu máy tính để so sánh với thông tin được thu thập trong các nghiên cứu được thực hiện vào những năm 1970 và 1980.

Russell Pysklywec, giáo sư khoa khoa học Trái đất tại Đại học Toronto, giải thích thêm: “Những gì chúng tôi đang làm là nhằm tinh chỉnh lại những hiểu biết về kiến tạo mảng - lý thuyết mô tả cách hành tinh của chúng ta hoạt động - và cho thấy những mảng đó thực sự không nguyên sơ như chúng tôi nghĩ trước đây”.

Phát hiện mới này đã lật ngược những gì giới khoa học từng hiểu biết về Trái đất. Vẫn còn những bí ẩn căn bản về hoạt động của Trái đất đang phát triển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Trái đất sẽ thế nào nếu không có nhựa? Đáp án đầy bất ngờ!

Nếu nhựa chưa từng xuất hiện trên Trái đất, thì hành tinh của chúng ta sẽ khác đi rất nhiều so với hiện tại.

Đăng ngày: 02/04/2025
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ đã giúp con người thám hiểm những nơi xa xôi nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 27/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News