Mắt thần ở độ cao 20.000m
Pháp vừa công bố dự án đóng mới StratoBus, công cụ do thám lai giữa vệ tinh và UAV, sẽ hoạt động trong phạm vi của tầng bình lưu.
Trong lúc các dòng máy bay do thám không người lái (UAV) ngày càng đông đúc hơn trên các không phận, bên cạnh những kế hoạch đặt các siêu vệ tinh lên quỹ đạo Trái đất, việc xuất hiện dòng lai giữa UAV - vệ tinh ở tầng bình lưu chỉ còn là vấn đề thời gian.
Mẫu StratoBus theo thiết kế của Thales - (Ảnh: Thales)
StratoBus, một dự án mới của Pháp, là một dạng giống như khinh khí cầu được thiết kế với chiều dài bằng sân bóng đá, đường kính 23m, và vỏ làm bằng sợi carbon.
Hoạt động không cần bệ phóng, StratoBus trôi nổi trên phần không gian thấp của tầng bình lưu, tức ở độ cao 20.000m.
Đây là độ cao mà theo những nhà phát triển là vị trí hoàn hảo để triển khai nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm do thám, kiểm soát an ninh biên giới, liên lạc viễn thông…
Và cũng nhờ duy trì ở độ cao gần mặt đất hơn, StratoBus có thể chụp những hình ảnh sắc nét và duy trì hệ thống viễn thông tín hiệu mạnh hơn, chẳng hạn như cải thiện khả năng của hệ thống GSM trong giờ “vàng”.
StratoBus đủ sức đảm nhiệm các sứ mệnh kéo dài suốt năm, với tổng thời gian sử dụng đến 5 năm.
StratoBus được trang bị hệ thống năng lượng mặt trời hiện đại nhất, với các bảng điện được thiết kế xoay để thu hút tối đa năng lượng mặt trời.
StratoBus là dự án do hãng Thales Alenia Space dẫn đầu, hợp tác với Airbus Defence & Space, Zodiac Marine và CEA-Liten.
Dự kiến, nguyên mẫu đầu tiên sẽ sẵn sàng trong 5 năm nữa, theo tạp chí Wired.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
