Mặt Trăng có thể là thủ phạm gây ra động đất kinh hoàng
Mặt Trăng có thể gây ra động đất lớn do sức ép của thủy triều đạt đỉnh đối với các đoạn đứt gãy địa chất trên bề mặt Trái Đất.
Theo Independent, nghiên cứu mới đây của nhà địa chấn học Satoshi Ide và các đồng nghiệp tại Đại học Tokyo cho thấy sức ép của Mặt Trăng lên vỏ Trái Đất có thể gây ra những trận động đất lớn.
Các nhà khoa học từ lâu nghi ngờ Mặt Trăng có liên quan tới nguyên nhân xảy ra các trận động đất lớn, gây nhiều thương vong và thiệt hại trên khắp thế giới. Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu khoa học chỉ ra được mối liên hệ này.
Những trận động đất lớn trên thế giới thường xảy ra ở thời điểm Trăng tròn. (Ảnh: Kazuhiro Nogi).
Hiện tượng thủy triều lên là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng khiến nước trên đại dương Trái Đất dịch chuyển. "Nó đặc biệt dâng cao hai lần trong tháng khi trăng tròn và trăng non, nhất là khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm thẳng hàng", báo cáo đăng trên tạp chí Nature Geoscience hôm 12/9 của nhóm nghiên cứu cho hay.
Hiện tượng này làm tăng sức ép lên bề mặt Trái Đất và những đoạn đứt gãy địa chất, dẫn tới động đất, các nhà nghiên cứu cho biết.
Họ đưa ra kết luận sau khi sử dụng thông tin thu được từ các trận động đất lớn gần đây để xem xét mức độ sức ép thủy triều có thể gây ra đối với những đoạn đứt gãy địa chất.
Nhóm nghiên cứu phát hiện những trận động đất lớn như động đất ở Sumatra năm 2004, động đất Chile năm 2010 hay động đất ở Nhật Bản năm 2011 có khuynh hướng xảy ra khi thủy triều lên cao nhất. Trong 12 trận động đất lớn nhất có 9 trận xảy ra vào thời điểm trăng non, trăng tròn hoặc sắp tròn.
Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học dự báo các trận động đất lớn. Tuy nhiên, họ vẫn chưa rõ hiện tượng tương tự có xảy ra với các trận động đất nhỏ hay không.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
