Mặt trăng cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?

Theo các nhà khoa học, khi dịch Covid-19 hoành hành Trái đất vào đầu năm 2020 thì cũng là lúc Mặt trăng đột nhiên lạnh hơn một cách đáng kể.

Theo báo cáo đăng trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Letters, các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật lý ở Ahmedabad (Ấn Độ) đã quan sát và ghi nhận sự biến thiên về nhiệt độ bề mặt xảy ra ở vùng Mặt trăng gần Trái đất trong giai đoạn đầu năm 2020.

Mặt trăng cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?
Mặt trăng. (ẢNH: NASA).

Cụ thể, họ phát hiện nhiệt độ giảm bất thường ở 6 điểm quan sát trên Mặt trăng trong giai đoạn đó.

Các chuyên gia cho rằng hiện tượng trên diễn ra do con người bị hạn chế hoạt động khi chính phủ các nước thi hành lệnh phong tỏa, dẫn đến lượng bức xạ phát ra từ bề mặt địa cầu giảm mạnh và khiến nhiệt độ bề mặt Mặt trăng sụt giảm.

Vào ban ngày, Mặt trăng phải đối mặt sự tấn công của bức xạ đến từ mặt trời. Thế nhưng, vào ban đêm, Mặt trăng chỉ tiếp nhận bức xạ đến từ Trái đất, và lượng bức xạ mạnh hay yếu đã được chứng minh là có thể tác động đến nhiệt độ bề mặt trên vệ tinh tự nhiên của địa cầu.

Các nhà khoa học trước đây cũng phát hiện nhiệt độ ban đêm trên Mặt trăng có thể dao động phụ thuộc vào lượng bức xạ phát ra từ Trái đất.

"Vì thế, cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Mặt trăng nhiều khả năng đã trải qua ảnh hưởng trong giai đoạn thực thi các lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19, thể hiện qua sự giảm nhiệt độ bất thường trên bề mặt Mặt trăng vào ban đêm", đội ngũ khoa học gia kết luận.

Báo cáo cũng cho phép các nhà khoa học sử dụng bề mặt "chị Hằng" như là một công cụ thử nghiệm hoàn hảo để nghiên cứu những ảnh hưởng đến từ biến đổi khí hậu diễn ra trên Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA tắt thiết bị plasma để cứu tàu vũ trụ cách 20,5 tỷ km

NASA tắt thiết bị plasma để cứu tàu vũ trụ cách 20,5 tỷ km

Các kỹ sư NASA tắt một trong những thiết bị khoa học quan trọng của tàu Voyager 2 nhằm kéo dài tuổi thọ của tàu trong tình hình nguồn điện cạn dần.

Đăng ngày: 04/10/2024
Các nhà khoa học phát hiện một hạt photon du hành ngược thời gian

Các nhà khoa học phát hiện một hạt photon du hành ngược thời gian

Thế giới lượng tử quả nhiên là một thế giới kỳ lạ, ở đó, không gì là không thể xảy ra.

Đăng ngày: 04/10/2024
Australia công bố dữ liệu thành phần hóa học của gần 1 triệu ngôi sao

Australia công bố dữ liệu thành phần hóa học của gần 1 triệu ngôi sao

Các nhà nghiên cứu Australia đã thực hiện 1,08 triệu lượt quan sát đối với 920.000 ngôi sao trong hơn 10 năm qua, qua đó thu thập được thông tin về các thành phần hóa học như carbon, nitrogen, oxygen.

Đăng ngày: 04/10/2024
Lần đầu tiên phát hiện dấu vết CO2 và H2O2 trên bề mặt mặt trăng Charon

Lần đầu tiên phát hiện dấu vết CO2 và H2O2 trên bề mặt mặt trăng Charon

Kính viễn vọng không gian James Webb của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện những manh mối mới về bề mặt của Charon - mặt trăng lớn nhất của Sao Diêm Vương.

Đăng ngày: 03/10/2024
Lại sắp có thêm sao chổi rực sáng hơn cả sao Kim trên bầu trời

Lại sắp có thêm sao chổi rực sáng hơn cả sao Kim trên bầu trời

Một sao chổi mới có tên A11bP71 được phát hiện vào ngày 27/9 bởi Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động của tiểu hành tinh (ATLAS) có độ sáng rất cao khi vượt cả Sao Kim.

Đăng ngày: 03/10/2024
Du hành vũ trụ làm suy yếu trái tim: Thách thức cho các phi hành gia trong các sứ mệnh khám phá không gian!

Du hành vũ trụ làm suy yếu trái tim: Thách thức cho các phi hành gia trong các sứ mệnh khám phá không gian!

Việc du hành trong không gian kéo dài đã được chứng minh là gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể con người.

Đăng ngày: 02/10/2024
Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái đất để tiếp nhiên liệu.

Đăng ngày: 02/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News