Mặt trăng suýt bị đánh bom nguyên tử như thế nào?

Theo đó, một tên lửa mang bom hạt nhân loại nhỏ sẽ được phóng từ địa điểm bí mật, vượt qua 238.000km trước khi va chạm và phát nổ trên bề mặt mặt trăng.

Khi cuộc đua vào vũ trụ thời Chiến tranh Lạnh đang nóng lên ở thời điểm năm 1958, Không quân Mỹ đã phát động một kế hoạch kỳ quái như thường thấy trong phim giả tường.


Theo kế hoạch, tên lửa mang bom hạt nhân loại nhỏ sẽ cho nổ trên bề mặt mặt trăng.

Đổ lỗi cho Sputnik, vệ tinh có kích thước bằng quả bóng bãi biển được Liên Xô ném vào vũ trụ vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, khiến các quan chức và công dân Mỹ rơi vào tình trạng cảnh giác cao độ.

Vì vậy, Mỹ nhận thấy cần phải chứng minh với thế giới rằng họ đã không thua cuộc đua vũ trụ trước khi nó bắt đầu. Người Mỹ cần một dấu hiệu trấn an rằng Liên Xô đã không có lợi thế vĩnh viễn và Sputnik sẽ sớm bị theo dõi bởi các tên lửa hạt nhân của Liên Xô đang rơi xuống đất Mỹ.

Nước Mỹ cần cho thế giới thấy họ đã thẳng thắn trong cuộc đua. Và, họ cần một thứ gì đó lớn như ném lên mặt trăng. Mỹ dường như không bận tâm rằng dự án không có tính thực tế, không cso mục tiêu an ninh quốc gia rõ ràng, mà mục đích duy nhất là để thế giới thấy, Mỹ cần chơi lớn và làm điều gì đó đầy tham vọng. Để thúc đẩy Dự án A119, chính phủ Mỹ cần có những nhà khoa học hàng đầu.

Theo như kế hoạch này, một tên lửa mang bom hạt nhân loại nhỏ sẽ được phóng từ địa điểm bí mật, vượt qua 238.000 km trước khi va chạm và phát nổ trên bề mặt mặt trăng.


Nhà thiên văn học Carl Sagan.

Những người lập kế hoạch khẳng định, thiết bị hạt nhân được sử dụng sẽ là bom nguyên tử bởi bom hydro quá nặng để đặt lên đầu tên lửa và bay tới mặt trăng. Trong khi đó, dựa vào những công nghệ chinh phục không gian mà Mỹ đang nghiên cứu và phát triển vào thời gian đó, kế hoạch thực hiện vụ tấn công hạt nhân lên mặt trăng sẽ được tiến hành vào năm 1959, trước khi tên lửa đạn đạo liên lục địa góp mặt trong quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, tính toán của nhà thiên văn học trẻ Carl Sagan cùng nhiều nhà khoa học khác khiến toàn bộ chương trình bị hoãn lại. Theo đó, vụ nổ hạt nhân trên bề mặt mặt trăng sẽ để lại không ít hậu quả khó lường bởi lượng lớn bụi nhiễm phóng xạ thoát ra có thể gây ảnh hưởng đến trái đất.

Dự án A119 cuối cùng đã bị loại bỏ, nhưng lý do cuối cùng vẫn chưa rõ ràng. Một số người nói rằng Không quân đã hủy bỏ chương trình này vì mối nguy hiểm tiềm tàng đối với con người trên trái đất trong trường hợp tên lửa mang bom hạt nhân không thể bay tới mặt trăng mà rơi thẳng xuống lãnh thổ Mỹ nếu xảy ra sự cố.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News