"Mặt trời ma" xuất hiện trên ngọn núi tuyết ở Thụy Điển

Sự khúc xạ và tán xạ ánh sáng gây ra bởi các tinh thể băng tạo nên hiện tượng Mặt trời ma và hào quang tuyệt đẹp ở Thụy Điển.


(Video: The Figen).

Đoạn video được Newsweek chia sẻ hôm 27/10, do một người trượt tuyết ghi lại tại khu nghỉ dưỡng Vemdalen ở miền trung Thụy Điển, cho thấy hai vòng tròn bao quanh Mặt trời cùng với các đốm sáng lớn xuất hiện nổi bật phía trên sườn núi phủ đầy tuyết trắng.

Đây là hai hiện tượng quang học khí quyển hiếm gặp, được gọi là hào quang và Mặt trời ma. Trong khi đốm sáng lớn nhất ở trung tâm là Mặt trời thật, hai đốm sáng nhỏ hơn nằm ở hai bên là các ảo ảnh được gọi là Mặt trời giả hay Mặt trời ma.

Mặt trời ma xảy ra do sự khúc xạ và tán xạ ánh sáng Mặt trời, gây ra bởi các tinh thể băng hình lục giác trong khí quyển, tương tự như cách cầu vồng hình thành do sự khúc xạ và tán xạ ánh sáng thông qua các giọt nước có kích thước khác nhau.


Mặt trời ma xuất hiện cùng với hào quang ở Thụy Điển.

Trong trường hợp này, các tinh thể băng đóng vai trò như lăng kính thu nhỏ, bẻ cong ánh sáng đi qua chúng với góc lệch tối thiểu 22°. Thông thường sẽ có một cặp đốm sáng nằm đối xứng hai bên Mặt trời ở trên vòng hào quang. Hiện tượng xuất hiện ở Vemdalen bao gồm cả hào quang 22° (nhỏ hơn) và hào quang 46° (lớn hơn nhưng mờ hơn).

Theo EarthSky, sự hiện diện của các vòng hào quang và Mặt trời ma còn là dấu hiệu cho thấy có những đám mây ti tích mỏng lơ lửng ở độ cao từ 6km trở lên, nơi chứa rất nhiều tinh thể băng. Tất cả các hiện tượng này thường chỉ được quan sát thấy trong môi trường lạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News