Hang động đặc biệt chứa "rồng non" quý hiếm

Công viên hang động Postojna là nơi sinh sống của loài manh giông mù thường được ví như "rồng non" do hình dáng giống sinh vật trong truyền thuyết.

Hang động đặc biệt chứa rồng non quý hiếm
Hang động Postojna là môi trường sống của rồng non quý hiếm. (Ảnh: Xinhua)

Bên dưới những ngọn đồi đá vôi ở Postojna, Slovenia là hang động dưới lòng đất có sông ngầm chảy qua. Cùng với dế, cuốn chiếu và bọ cánh cứng, rồng non là loài thống trị hang động đa dạng sinh học nhất thế giới này, theo National Geographic. Những con kỳ giông sống dưới nước gần như trong suốt này có tên chính thức là manh giông (Proteus anguinus). Là động vật ăn thịt hàng đầu trong thế giới của chúng, manh giông có thể dài 30 cm, có khả năng tái tạo chi, sống tới 100 năm tuổi và nhịn ăn hàng chục năm. Các nhà khoa học đang nghiên cứu mã ADN của chúng để tìm cách lý giải khả năng tái tạo và thích nghi trên.

Một trong những nơi thích hợp nhất để nghiên cứu về chúng và tăng cường bảo tồn là Công viên hang động Postojna, cách thủ đô Ljubljana gần một giờ lái xe. Ban quản lý Postojna gần đây thông báo 30 con manh giông non chào đời trong hang động, một kỷ lục về tỷ lệ sống sót. Trong tự nhiên, các nhà khoa học ước tính chỉ có 2 trong số 500 quả trứng manh giông nở thành công. Tại Postojna, ít nhất 30 - 43 quả trứng đã nở, gấp đôi tỷ lệ năm 2016 và giúp xác nhận nỗ lực chăm sóc của các cán bộ ở Postojna đã tạo nên sự khác biệt.

Hang động đặc biệt chứa rồng non quý hiếm
Manh giông có khả năng tái tạo chi và sống rất lâu. (Ảnh: Alamy)

Với địa hình gồm vô số hố sụt và hang động tối sâu, trong quá khứ, cư dân địa phương tin rằng có rồng sống ở đây. Họ nghĩ sương mù ấm áp phun ra từ hang vào mùa đông là hơi thở của sinh vật khổng lồ dù thực chất, đó là kết quả từ nhiệt độ ổn định bên trong hang. Khi dòng sông chảy ra hang bị ngập và cuốn theo những con manh giông chết đuối, người dân xem chúng như con non của loài rồng lớn hơn ẩn nấp ở hang.

Ngày nay, chúng vẫn là loài bí ẩn, nằm trong danh mục dễ tổn thương của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) do thiếu dữ liệu. Giới khoa học thậm chí chật vật trong việc xác định có bao nhiêu cá thể sống trong lãnh địa nhỏ bé ở dãy núi Dinaric Alps trải dài dọc vùng ven biển Adriatic từ miền bắc Italy tới Albania. Môi trường sống dưới nước của chúng đang bị đe dọa bởi hóa chất gây ô nhiễm, phân bón thấm hoa lớp đá có độ thẩm thấu cao và bị hấp thụ bởi manh giông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA chỉ điểm 50 nơi siêu phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính

NASA chỉ điểm 50 nơi siêu phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính

Các nhà khoa học NASA đã sử dụng một công cụ vốn được thiết kế để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của bụi với khí hậu, để xác định được hơn 50 điểm trên thế giới siêu phát thải khí methane.

Đăng ngày: 27/10/2022
Nhà Trắng

Nhà Trắng "bật đèn xanh" cho nghiên cứu phản chiếu ánh sáng Mặt trời nhằm làm nguội Trái đất

Các nhà khoa học muốn hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu bằng một " tấm gương" phản chiếu ánh nắng.

Đăng ngày: 26/10/2022
Hòn đảo Đầu lâu bí ẩn: Nơi du khách chỉ được ngắm chứ không thể đặt chân đến

Hòn đảo Đầu lâu bí ẩn: Nơi du khách chỉ được ngắm chứ không thể đặt chân đến

Nằm cách bờ biển Victoria gồ ghề, hòn đảo kỳ lạ này vẫn là một bí ẩn cho đến tận bây giờ.

Đăng ngày: 26/10/2022
Công nghệ biến cát sa mạc cằn cỗi thành đất màu mỡ chỉ trong 7 tiếng

Công nghệ biến cát sa mạc cằn cỗi thành đất màu mỡ chỉ trong 7 tiếng

Công ty khởi nghiệp Desert Control của Na Uy đã tìm ra giải pháp ngăn chặn sa mạc hóa hiệu quả bằng cách trộn cát với đất sét nano lỏng (LNC).

Đăng ngày: 26/10/2022
Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần

Cuộc sống tại thị trấn tận cùng cực bắc Trái đất, nơi người dân xây nhà trên những tảng băng đang tan dần

Qaanaaq - thị trấn tận cùng phía bắc của địa cầu là " nạn nhân" đầu tiên của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 25/10/2022

"Hòa âm" đá magma có thể giúp dự báo núi lửa phun trào

Các nhà khoa học đang nghiên cứu các hạ âm, âm thanh quá thấp con người không nghe thấy từ các núi lửa như núi lửa Etna của Italy, đã phát hiện âm thanh đá magma thay đổi khi núi lửa sắp phun trào.

Đăng ngày: 22/10/2022
Lý do tảng băng trôi rộng 3.900km2 vỡ nát

Lý do tảng băng trôi rộng 3.900km2 vỡ nát

Sự biến đổi của các dòng hải lưu ở Nam Đại Dương có thể khiến tảng băng trôi khổng lồ A68a nứt vỡ.

Đăng ngày: 21/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News