Mẫu khí đầu tiên đem từ tiểu hành tinh khác về Trái đất
Các chuyên gia công bố kết quả phân tích mẫu khí của Ryugu, cho thấy tiểu hành tinh có thể đến từ khu vực xa xôi thuộc Hệ Mặt trời.
Ba nhóm chuyên gia quốc tế công bố nghiên cứu về các mẫu khí do tàu vũ trụ Nhật Bản Hayabusa 2 mang về từ Ryugu, tiểu hành tinh gần Trái đất rộng khoảng 900 m, vào năm 2020, Phys hôm 24/10 đưa tin. Đây là những mẫu khí đầu tiên của một tiểu hành tinh được mang về Trái đất.
Tàu vũ trụ Hayabusa 2 chụp tiểu hành tinh Ryugu năm 2018. (Ảnh: ISAS/JAXA)
Nhóm đầu tiên nghiên cứu những phần dễ bay hơi và sự tiến hóa trên bề mặt của tiểu hành tinh trong thời gian gần đây, công bố kết quả trên tạp chí Science. Nhóm thứ hai xem xét tàn dư tổng hợp hạt nhân trong khi nhóm thứ ba cung cấp cái nhìn tổng quan về các loại khí mà tàu Hayabusa 2 mang về. Hai nhóm này công bố nghiên cứu trên tạp chí Science Advances.
Nhóm đầu tiên phát hiện, Ryugu vẫn có những đồng vị và khí hiếm từ thời sơ khai của Hệ Mặt trời, cùng với một hỗn hợp nitơ được mô tả là tương tự chondrite carbon loại Ivuna. Họ cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy một khí hiếm do gió Mặt trời tạo ra và một khí khác hình thành do sự chiếu xạ của các tia vũ trụ. Ngoài ra, họ còn phát hiện mối quan hệ gần giữa chondrite CI và khí từ Ryugu.
Nhóm thứ hai phát hiện một số mẫu vật từ Ryugu có các bất thường đồng vị Fe giống như trong các chondrite CI loại Ivuna. Họ cũng tìm thấy những đồng vị sắt hình thành ở nơi không có tiểu hành tinh carbon. Điều này cho thấy Ryugu có thể đến từ một vùng không gian thuộc Hệ Mặt trời xa xôi hơn so với những gì giới khoa học từng nghĩ. Nhóm nghiên cứu cho rằng tiểu hành tinh này có thể đến từ khu vực xa hơn quỹ đạo sao Thổ hoặc sao Mộc. Họ lưu ý, sự phát triển và đường di chuyển của các hành tinh khổng lồ này có thể khiến các vi thể hành tinh mất ổn định. Một số vi thể hành tinh đã đẩy vật chất vào vành đai tiểu hành tinh, có thể bao gồm cả Ryugu.
Nhóm thứ ba nhận dạng tất cả những khí được mang về Trái đất và đo lượng của mỗi khí. Họ phát hiện, một phần heli trong số mẫu vật bắt nguồn từ gió Mặt trời và một phần khác ngấm vào từ khí quyển Trái đất khi tàu Hayabusa 2 mang mẫu vật trở về.
Các tiểu hành tinh là công cụ vô cùng giá trị giúp giới thiên văn học tìm hiểu Hệ Mặt trời thời sơ khai. Nhiều nhà khoa học tin rằng các khối xây dựng sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ những thiên thạch từ nơi khác. Do đó, việc nghiên cứu thành phần của tiểu hành tinh có thể giúp con người hiểu thêm về cách sự sống xuất hiện trên Trái đất, thậm chí tìm kiếm những nơi có khả năng tồn tại sự sống.

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống
Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.

NASA tiết lộ bầy robot "sứ giả" đi gặp sinh vật ngoài hành tinh
Giữ vững niềm tin về thế giới sự sống ẩn mình trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, NASA đã phát triển một bầy robot nhỏ bé, bơi lội giỏi để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt.

NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ
Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.
