Màu sắc của các ngoại hành tinh tiết lộ chúng có thể ở được hay không?

Một nhóm các nhà thiên văn học từ Đại học Cornell ở Mỹ đã đề xuất một cách mới để tìm hiểu xem một ngoại hành tinh có khả năng ở được không.

Theo nghiên cứu mới của nhóm nghiên cứu, phương pháp tiếp cận mới lạ sẽ dựa trên màu sắc bề mặt hành tinh và phản xạ ánh sáng.

"Chúng tôi đã xem xét các bề mặt hành tinh khác nhau trong các khu vực có thể ở được trong khoảng cách xa với Hệ Mặt trời được cho ảnh hưởng đến khí hậu trên các ngoại hành tinh.

Ánh sáng phản chiếu trên bề mặt các hành tinh đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với khí hậu nói chung, mà còn đối với quang phổ giống như Trái đất", Jack Madden, nhà thiên văn học và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Màu sắc của các ngoại hành tinh tiết lộ chúng có thể ở được hay không?
Phương pháp mới này giúp đơn giản hóa việc tìm kiếm các ngoại hành tinh có thể ở được.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà thiên văn học đã kiểm tra các loại Mặt trời cũng như bề mặt hành tinh sau đó đưa ra một thuật toán để tính toán khí hậu dựa trên bề mặt hành tinh và ánh sáng từ ngôi sao chủ của nó.

Ví dụ, nếu một hành tinh đá làm bằng đá basalt đen, nó sẽ hấp thụ nhiều ánh sáng hơn và do đó có nhiệt độ nóng hơn. Ngược lại, một bề mặt được bao quanh bởi các đám mây phản chiếu nhiều ánh sáng hơn, do đó, nhiệt độ chung của hành tinh sẽ mát hơn.

Nhà thiên văn học Jack Madden giải thích: "Hãy nghĩ về việc mặc một chiếc áo tối màu vào một ngày hè nóng nực. Bạn sẽ nóng lên nhiều hơn, bởi vì chiếc áo tối màu không phản chiếu ánh sáng, nó giữ nhiệt. Nếu bạn mặc một màu sáng, chẳng hạn như màu trắng, suất phản chiếu cao của nó phản chiếu ánh sáng và chiếc áo của bạn giữ cho bạn mát mẻ”.

"Tùy thuộc vào loại ngôi sao và màu cơ bản của ngoại hành tinh, màu sắc của hành tinh có thể giảm bớt một phần năng lượng do ngôi sao tỏa ra", nhà nghiên cứu Lisa Kaltenegger nói.

Cách tiếp cận mới này được cho có thể đơn giản hóa việc tìm kiếm các ngoại hành tinh có thể ở được. Các nhà nghiên cứu hiện đang chờ đợi sự hỗ trợ của các thiết bị mạnh mẽ sắp tới như Kính thiên văn không gian James Webb và Kính thiên văn quang học và hồng ngoại lớn nhất thế giới được gọi là Extremely Large Telescope sẽ cho phép các nhà thiên văn kiểm tra dự đoán của họ về khí hậu và giúp tìm kiếm sự sống ở các góc khác của vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cầu vũ trụ giữa các chòm thiên hà

Cầu vũ trụ giữa các chòm thiên hà

Hệ thống Abell 2384 mang theo ám ảnh từ quá khứ thê lương. Vài trăm triệu năm về trước, hai chòm thiên hà lập thành hệ này đã va chạm với nhau.

Đăng ngày: 27/05/2020
SpaceX và Elon Musk trước chuyến bay lịch sử đưa người vào vũ trụ

SpaceX và Elon Musk trước chuyến bay lịch sử đưa người vào vũ trụ

Phi hành gia Doug Hurley nói SpaceX không chỉ "chơi tất tay" cho diện mạo tàu vũ trụ, mà còn thiết kế và chế tạo mọi chi tiết bên trong SpaceX Dragon vận hành đạt mức hoàn hảo.

Đăng ngày: 26/05/2020
Trứng chim cút sắp được đưa lên ấp ngoài vũ trụ

Trứng chim cút sắp được đưa lên ấp ngoài vũ trụ

Nga dự kiến sẽ đưa trứng chim cút và lò ấp lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm tới để nghiên cứu sự phát triển của phôi.

Đăng ngày: 26/05/2020
Nước tiểu của phi hành gia ở Mặt trăng có ích hơn Trái đất

Nước tiểu của phi hành gia ở Mặt trăng có ích hơn Trái đất

Trên không gian, mọi thứ đều cần được tận dụng, bao gồm cả chất thải của các phi hành gia.

Đăng ngày: 26/05/2020
Phát hiện ngôi sao

Phát hiện ngôi sao "già" gần bằng vũ trụ

Tuổi của ngôi sao này chỉ nhỏ hơn vũ trụ vài trăm triệu năm.

Đăng ngày: 25/05/2020
Trái đất bắt được tín hiệu radio lạ nhấp nháy từ lỗ đen

Trái đất bắt được tín hiệu radio lạ nhấp nháy từ lỗ đen "quái vật"

Nhóm khoa học gia Nhật Bản đã phát hiện một tín hiệu vô tuyến kỳ dị mà họ cho rằng xuất phát từ trung tâm thiên hà chứa trái đất Milky Way.

Đăng ngày: 25/05/2020
Thảm họa vỡ đập ở Mỹ nhìn từ vũ trụ

Thảm họa vỡ đập ở Mỹ nhìn từ vũ trụ

NASA chia sẻ ảnh chụp từ vệ tinh Landsat 8 ghi lại khoảnh khắc nước ở hai đập Edenville và Sanford trên sông Tittabawassee chảy tràn, gây ngập lụt cho Michigan.

Đăng ngày: 25/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News