Máy bay siêu thanh "con trai Blackbird" tốc độ 6.437km/h
Máy bay SR-72 của Không quân Mỹ sẽ trở thành máy bay nhanh nhất từng được phát triển với tốc độ 6.437km/h.
Hình dạng của máy bay SR-72 "Con trai Blackbird". (Ảnh: Lockheed Martin/Wikimedia Commons)
Theo dự kiến, mẫu máy bay siêu thanh không người lái được kỳ vọng của Lockheed Martin, SR-72 "Con trai Blackbird", sẽ cất cánh lần đầu tiên trong năm 2025, Interesting Engineering hôm 2/1 đưa tin. Là dự án tối mật của Không quân Mỹ (USAF), SR-72 được thiết kế để đạt tốc độ hơn 6.437km/h, trở thành máy bay nhanh nhất từng được phát triển. Nhiều khả năng phương tiện sẽ phục vụ các hoạt động tương tự phiên bản tiền nhiệm là SR-71 "Blackbird".
SR-72 được xem là máy bay kế nhiệm của mẫu SR-71 "Blackbird" từng lập kỷ lục tốc độ vào năm 1974 và ngừng hoạt động năm 1998 sau khi giữ ngôi máy bay có người lái nhanh nhất. SR-72 là máy bay siêu thanh không người lái và có thể tái sử dụng. Chức năng cơ bản của nó bao gồm các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR).
Khả năng chiến đấu của mẫu máy bay khiến nó lý tưởng để tấn công mục tiêu trong môi trường nguy hiểm, nơi máy bay có người lái quá chậm và gặp rủi ro cao. Theo các báo cáo, phương tiện có thể bắn vũ khí siêu thanh nhanh hơn bất kỳ hệ thống nào khác và lập tức đạt tốc độ siêu thanh. Ngoài ra, nó có thể duy trì tốc độ cao trong thời gian dài hơn. SR-72 có kích thước tương tự SR-71, dài hơn 30m. Mẫu máy bay sẽ đi vào hoạt động năm 2030. Tốc độ trên 6.437km/h rất quan trọng đối với quân đội bởi phương tiện cho phép họ tới đích nhanh chóng. Ví dụ, ở tốc độ này, thời gian bay từ Mỹ tới châu Âu sẽ rút ngắn xuống 1,5 giờ.
Chương trình SR-72 tập trung vào phát triển hệ thống đẩy siêu thanh chu kỳ kết hợp dựa trên turbine (TBCC) tái sử dụng hoàn toàn. Hệ thống đẩy đó là một loại động cơ phản lực hút khí ngoài kết hợp động cơ turbine phản lực cánh quạt sử dụng ở nhiều máy bay chiến thuật hiện đại với động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm, có thể đạt và duy trì tốc độ trên Mach 5 (6.174km/h), thậm chí vượt qua Mach 10 (12.348km/h).

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!
Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.
