Máy chiết xuất nước từ không khí cho những vùng khô hạn

Quy trình sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nước sạch từ không khí đang mang đến hy vọng cho cư dân ở Dải Gaza khô hạn.

Dải Gaza đông dân cư từ lâu đã thiếu hụt trầm trọng nước uống nhưng tình trạng này có thể được giảm bớt nhờ một sáng kiến của tỷ phú người Nga gốc Israel Michael Mirilashvili.


CEO Watergen Michael Mirilashvili đứng cạnh một cỗ máy chiết xuất nước từ không khí. (Ảnh: AFP).

Công ty Watergen do ông sáng lập đã phát triển các cỗ máy có khả năng chiết xuất nước uống trực tiếp từ không khí bằng quy trình sử dụng năng lượng mặt trời. Mỗi thiết bị có thể sản xuất từ 5.000 đến 6.000 lít nước mỗi ngày nếu độ ẩm không khí đạt trên 65%.

Công nghệ trao đổi nhiệt được cấp bằng sáng chế của Watergen cho phép thu thập nước sạch bằng cách làm mát không khí tại điểm sương. Nước sau đó được xử lý cả về mặt vật lý, hóa học và sinh học để có chất lượng tối ưu.


Cỗ máy của Watergen chạy bằng điện từ năng lượng mặt trời. (Ảnh: Courtesy/ISRAEL21c).

Theo Liên Hợp Quốc, vào năm 2012, chỉ có 3% lượng nước của Gaza đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Tầng chứa nước tại đây đã bị suy thoái từ lâu do sử dụng quá mức, nước mặn xâm nhập và ô nhiễm, khiến hầu hết nước sẵn có không đủ an toàn để uống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận và tiêu chảy tăng cao ở Gaza có liên quan trực tiếp tới việc tiêu thụ nước dưới tiêu chuẩn.

Watergen đã tặng hai cỗ máy, mỗi chiếc trị giá 61.000 USD, cho Gaza và chúng đã được đưa vào hoạt động tại một tòa thị chính ở vùng Khan Yunis và một bệnh viện ung thư nhi ở Gaza.

Chỉ một vài cỗ máy rõ ràng là chưa thể đáp ứng nhu cầu của hai triệu người dân Gaza nhưng nó đã mang đến một giải pháp đầy hy vọng.

"Mong muốn của Watergen là mọi người trên Trái đất đều có cơ hội tiếp cận nước sạch. Chúng tôi muốn giúp đỡ những người ở gần mình trước và sau đó phổ biến nó (máy chiết xuất nước từ không khí) ra toàn thế giới", Mirilashvili nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Đăng ngày: 15/02/2025
Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ v&agrave

Đăng ngày: 11/02/2025
Giấy - Ra đời và phát triển

Giấy - Ra đời và phát triển

Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Đăng ngày: 11/02/2025
Những sáng chế thay đổi thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

Những sáng chế thay đổi thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

Dù còn rất trẻ và thậm chí chưa 20 tuổi, nhưng những nhà sáng chế nhí vẫn có thể thay đổi thế giới bằng các sáng tạo của mình.

Đăng ngày: 08/02/2025
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới

Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới

Dưới đây là một vài phát minh đáng kinh ngạc nhất mà hẳn bạn sẽ hoàn toàn ngỡ ngàng trước sự kỳ diệu của nó.

Đăng ngày: 04/02/2025
Bắn 15 mũi tên trong 10 giây: Đây là vũ khí đáng sợ do Gia Cát Lượng phát minh

Bắn 15 mũi tên trong 10 giây: Đây là vũ khí đáng sợ do Gia Cát Lượng phát minh

Nỏ liên hoàn của Gia Cát Lượng có thể bắn tới 15 mũi tên trong 10 giây, trở thành vũ khí đáng sợ trên các chiến trường của Trung Quốc thời cổ đại.

Đăng ngày: 29/01/2025
Những phát minh mà nền văn minh Lưỡng Hà để lại cho hậu thế

Những phát minh mà nền văn minh Lưỡng Hà để lại cho hậu thế

Bắt đầu xuất hiện lần đầu tại miền nam Iraq, nền văn minh Lưỡng Hà phát triển trên một khu vực rộng lớn bao gồm Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây nam Iran ngày nay.

Đăng ngày: 18/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News