Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?

Chiều 12-5, bầu trời TP.HCM xuất hiện mây ngũ sắc trong thời gian dài. Nhiều người thích thú, nhưng cũng có người lo lắng liệu đây có phải là dấu hiệu của thời tiết bất thường.

Trao đổi với PV sáng 13-5, ông Lê Đình Quyết - trưởng phòng dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết hiện tượng mây ngũ sắc trong khí tượng xếp vào quang hiện tượng.

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?
Hiện tượng mây ngũ sắc như dải lụa vắt trên bầu trời TP.HCM chiều 12-5 - (Ảnh: ÁI NHÂN).

"Đây là hiện tượng tự nhiên không quá hiếm gặp. Thỉnh thoảng trong bầu khí quyển vẫn xảy ra hiện tượng này khi các hạt mây hoặc các tinh thể băng có kích thước nhỏ cấu trúc riêng lẻ tán xạ ánh sáng.

Màu sắc trong mây lúc này không giống như hiện tượng cầu vồng (7 màu) theo dải phổ mặt trời. Mây ngũ sắc màu có khi nhạt, có khi rất sặc sỡ.

Với hiện tượng cầu vồng, chúng ta chỉ có thể quan sát khi ta quay lưng với Mặt trời. Cầu vồng thường xuất hiện vào sáng hoặc chiều tối với góc quan sát là 42 độ, và thường có khi trời vừa tạnh mưa. Còn hiện tượng mây ngũ sắc ta có thể quan sát rộng hơn, ở bất kỳ vị trí nào", ông Quyết phân tích.

Sau khi mây ngũ sắc xuất hiện, trên các trang mạng xã hội, một số ý kiến cho rằng đây là hiện tượng báo hiệu thời tiết sắp bất thường: "Rất có thể là ảnh hưởng do tro bụi, khí SO2 từ núi lửa ở Indonesia bay đến Việt Nam"; "Nga mới báo sẽ có bão mặt trời mạnh trong vòng 20 năm gần đây sắp đổ bộ lên Trái đất. Có khả năng đây là một số hình ảnh bắt đầu cho chuỗi bão mặt trời đang đổ bộ"...

Về các ý kiến trên, ông Quyết khẳng định mây ngũ sắc chỉ là hiện tượng trong khí tượng. Mây ngũ sắc xuất hiện không nói lên bất kỳ dấu hiệu nào về diễn biến thời tiết sắp xảy ra như nào.

Đối với lo ngại "có thể do tro bụi, khí SO2 từ núi lửa ở Indonesia", các chuyên gia đã khẳng định với PV là không có căn cứ để kết luận một "cơn bão SO₂ đi vào Việt Nam".

"Trong nhiều năm qua, Việt Nam chưa từng ghi nhận hiện tượng gọi là "bão SO2" từ núi lửa Indonesia. Chưa kể với khoảng cách giữa hai nước, SO2 từ núi lửa Indonesia nếu có lan sang cũng đã bị pha loãng rất nhiều. Do vậy người dân không có gì phải quá lo lắng", GS.TS Trần Thục - chủ tịch Hội Khí tượng thủy văn Việt Nam, nhấn mạnh trên Tuổi Trẻ Online ngày 11-5.

Mây
(Ảnh: HUỲNH PHÚ VINH).

Các chuyên gia cũng khẳng định mây ngũ sắc không liên quan gì bão mặt trời gây hiện tượng cực quang ở bán cầu Bắc vừa qua.

Sau mây ngũ sắc liệu có mưa lớn? Bà Lê Thị Xuân Lan - nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - giải thích: "Trong mây có nhiều hơi ẩm, sau mây ngũ sắc cũng có thể xảy ra mưa dông".

Tuy nhiên mây ngũ sắc xảy ra từ hôm qua, hiện nay chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ xuất hiện mưa dông. Nếu trong hôm nay hoặc những ngày tới có mưa thì cũng là hiện tượng bình thường bởi Nam Bộ đang vào mùa mưa.

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?
Nhiều người thích thú với áng mây ngũ sắc xuất hiện ở TP.HCM đã dừng xe để chụp ảnh - (Ảnh: Facebook nghệ sĩ Hồng Vân).

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?
Ảnh chụp mây ngũ sắc trên fanpage Tôi Yêu Thiên Văn Học.

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?
Hiện tượng lạ lẫm khiến nhiều người thích thú - (Ảnh: DINH THUONG).

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?
Mây ngũ sắc nhìn từ TP Thủ Đức - (Ảnh: MINH HÒA).

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?
Lớp mây ngũ sắc là phần rìa mỏng của đám mây, phía sau là mặt trời - (Ảnh: MINH HÒA).

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?
Mây ngũ sắc phía khu vực Aeon Bình Tân - (Ảnh: LÊ THÀNH HUY).

Mây ngũ sắc ở TP.HCM: Dấu hiệu thời tiết bất thường, dự báo mưa to?
Mây ngũ sắc nhìn từ khu vực quận 4 - (Ảnh: NGA NGUYỄN).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dòng sông bẩn nhất thế giới đã được cứu thế nào?

Dòng sông bẩn nhất thế giới đã được cứu thế nào?

Các quốc gia tìm mọi cách cứu lấy những dòng sông và đại dương vốn đã " chết", hồi sinh chúng khỏi thảm họa sinh thái.

Đăng ngày: 13/05/2024
Các nhà khoa học tạo ra nhựa tự hủy, thế giới có giảm được ô nhiễm nhựa?

Các nhà khoa học tạo ra nhựa tự hủy, thế giới có giảm được ô nhiễm nhựa?

Các nhà khoa học đã phát triển một loại " nhựa tự phân hủy", được kỳ vọng giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Đăng ngày: 12/05/2024
Khám phá Xiaozhai Tiankeng - hố sụt sâu nhất thế giới!

Khám phá Xiaozhai Tiankeng - hố sụt sâu nhất thế giới!

Hố sụt Xiaozhai Tiankeng, còn được gọi là hố trời Xiaozhai, hay hố thiên đường, là hố sụt sâu nhất thế giới và cũng là hố lớn nhất trong cụm Thiểm Tây, nằm ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/05/2024
La Nina có thể dẫn tới mùa bão mạnh hơn ở Đại Tây Dương

La Nina có thể dẫn tới mùa bão mạnh hơn ở Đại Tây Dương

Sự thay đổi từ El Nino sang La Nina sẽ dẫn tới điều kiện mưa bão dữ dội hơn ở vùng ven biển Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 11/05/2024
Mưa lũ những tháng tới có thể khốc liệt như năm 2020

Mưa lũ những tháng tới có thể khốc liệt như năm 2020

Thời tiết năm nay có nhiều điểm tương đồng với 2020 - năm ghi nhận thiệt hại lớn do mưa lũ ở miền Trung làm 132 người chết vì sạt lở, 108 người chết vì lũ.

Đăng ngày: 10/05/2024
Tái chế đầu mẩu thuốc lá thành áo khoác lông vũ

Tái chế đầu mẩu thuốc lá thành áo khoác lông vũ

Đầu mẩu thuốc lá từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của môi trường do khả năng phân hủy chậm và chứa nhiều chất độc hại.

Đăng ngày: 10/05/2024
Thác băng chết chóc trên đỉnh Everest đang nguy hiểm hơn

Thác băng chết chóc trên đỉnh Everest đang nguy hiểm hơn

Tình trạng ấm lên toàn cầu khiến băng trên thác băng Khumbu, một trong những đoạn nguy hiểm nhất khi leo đỉnh Everest, trở nên kém ổn định.

Đăng ngày: 10/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News