Máy trợ tim nhân tạo mini giữ nhịp đập cho những trái tim bé bỏng

Nhờ trái tim nhân tạo, Juniper, 4 tuổi, đã thoát khỏi bờ vực của cái chết để có thể đi bộ bình thường trong bệnh viện mỗi ngày.

Câu chuyện bắt đầu vào tháng 4 năm 2014...

Juniper Gelrod, 7 tuần tuổi, phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho tim mạch tại Bệnh viện Nhi đồng Colorado sau khi được chẩn đoán mắc bệnh giãn cơ tim.

Máy trợ tim nhân tạo mini giữ nhịp đập cho những trái tim bé bỏng
Cơ tim giãn của Juniper quá yếu để có thể bơm máu cho cơ thể.

Cơ tim giãn của Juniper quá yếu để có thể bơm máu cho cơ thể. Em được xếp hạng 1A trong danh sách ghép tim (một bảng xếp hạng dành riêng cho những bệnh nhân cần thay tim trong vòng 30 ngày nếu không sẽ bị tử vong). Tình hình của Juniper ngày càng tệ.

"Họ thực sự chỉ đang cố gắng kéo dài thời gian, được chút nào hay chút ấy", Cole Gelrod, cha cô bé nhớ lại.

Vào thời điểm đấy, Juniper may mắn được cấy ghép tim nhân tạo Berlin Heart. Đây là một hệ thống hỗ trợ tâm thất (VAD) giúp những em bé nhỏ nhất, ốm yếu nhất sống sót cho đến khi có một trái tim mới.

Tại sao các em bé sơ sinh lại có ít sự lựa chọn đến thế?

Hệ thống VAD được nghiên cứu chế tạo trong một khoảng thời gian dài cho đến năm 1963 khi bác sĩ phẫu thuật tim nổi tiếng Tiến sĩ Michael DeBakey tạo ra chiếc máy đầu tiên. Đó là chiếc máy có thể phẫu thuật đưa vào hỗ trợ nhịp đập tim với các thiết bị điện điều khiển bên ngoài.

Phát triển qua thời gian, VAD trở nên nhỏ hơn, ít gây khó chịu và dễ đeo hơn. Hơn nửa tá số thiết bị như thế đã được ứng dụng trong việc hỗ trợ người trưởng thành trong lúc đợi được cấy ghép tim. Tuy nhiên với những em bé sơ sinh thì khó khăn hơn.

Trên thực tế, chỉ có 9.566 ca ghép tim cho trẻ sơ sinh từ năm 1982 đến 2009, theo một báo cáo năm 2010 từ Cơ quan đăng ký của Hiệp hội cấy ghép tim và phổi quốc tế.

"Ý tưởng đằng sau những máy bơm này là bảo tồn bất kỳ cơ quan nào khác để việc ghép tim có thể diễn ra suôn sẻ nhất có thể. Nếu thận, phổi, gan và não không hoạt động tốt, ca ghép sẽ không thành công", Scott Auerbach - bác sĩ tim mạch và giám đốc y tế của chương trình VAD tại Bệnh viện Nhi đồng Colorado, chia sẻ

Đáng mừng là hệ thống này cuối cùng có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh sau các thử nghiệm lâm sàng.

Máy trợ tim nhân tạo mini giữ nhịp đập cho những trái tim bé bỏng
Cỗ máy đó đưa không khí vào và ra khỏi máy bơm để kéo máu từ tâm thất trái và gửi máu đó đến động mạch chủ.

Hệ thống Berlin Heart dành cho trẻ sơ sinh bao gồm hai ống được gắn trực tiếp vào tim của em bé và kéo dài qua da đến một máy bơm được kết nối với một chiếc máy có kích thước bằng một hộp kem.

Cỗ máy đó đưa không khí vào và ra khỏi máy bơm để kéo máu từ tâm thất trái và gửi máu đó đến động mạch chủ (một chu kỳ liên tục tương tự như cách hoạt động của một trái tim khỏe mạnh).

"Hầu hết bệnh nhân sử dụng thiết bị trong hơn 30 ngày" - bác sĩ David Rosenthal tại Bệnh viện Nhi đồng Lucile Packard Stanford, California, cho biết.

Berlin Heart đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ em bị suy tim nặng ổn định để đợi phẫu thuật ghép tim.

Trái tim của Juniper

Khi gần 2 tháng tuổi, Juniper là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất của bệnh viện Colorado sử dụng Berlin Heart. Cha mẹ cô đã suy nghĩ rất lâu trước khi quyết định có nên cho con mình sử dụng máy hay không.

"Chúng tôi đã rất khổ sở để đưa ra quyết định. Chúng tôi không muốn cứu sống con mình chỉ để nó sống mà không thể có một cuộc sống tốt", ông Gelrod chia sẻ.

Những ngày trước khi cấy ghép VAD của Juniper rất tồi tệ. Các loại thuốc truyền thống thường được sử dụng để điều trị cho trẻ sơ sinh không hoạt động với em. Cô bé dường như nằm chờ chết.

Theo lời các bác sĩ, hy vọng duy nhất của Juniper là sử dụng chiếc máy hỗ trợ trong lúc chờ được cấy ghép tim. Có rất nhiều rủi ro liên quan đến việc đặt Berlin Heart cho một đứa trẻ nhỏ bé như Juniper. Rủi ro bao gồm cả cục máu đông, nhiễm trùng nghiêm trọng và đột quỵ. Nhưng nguy cơ không đặt máy vào cô ấy thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Juniper đã có bốn cơn đột quỵ trong hai tuần đầu tiên gắn bó với VAD. 5 tháng sau đó, cô bé vẫn rất yếu nhưng cuối cùng cô đã có thể chơi với đồ chơi và xem TV với bố mẹ. Sau bao ngày chờ đợi, bố mẹ cô đã nhận được cuộc gọi vào ngày 17 tháng 9 năm 2014. Con gái họ nằm trong danh sách cấy ghép trong vòng 194 ngày. Lúc này bé được 7 tháng tuổi.

Máy trợ tim nhân tạo mini giữ nhịp đập cho những trái tim bé bỏng
Mối quan tâm lâu dài với bất kỳ cấy ghép nào là sự đào thải của cơ thể.

Hôm nay, Juniper, một đứa trẻ 4 tuổi hạnh phúc, thích bơi lội, chơi bóng đá và có thể làm bất cứ việc gì liên quan đến chú chó nhỏ Otis của mình.

Mối quan tâm lâu dài với bất kỳ cấy ghép nào là sự đào thải của cơ thể. Cô bé phải uống hai loại thuốc hàng ngày trong suốt quãng đời còn lại để ngăn cơ thể tấn công trái tim. May mắn thay, Juniper vẫn khỏe mạnh cho đến nay.

"Chúng tôi tin rằng thiết bị đó đã cứu mạng con tôi vì nếu không có nó con tôi chưa chắc sẽ chờ được tới lúc được cấy ghép và được như ngày hôm nay", Gelrod chia sẻ, "Con bé đã đi từ bờ vực của cái chết để có thể đi bộ bình thường trong bệnh viện mỗi ngày".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Hiểm họa khi chơi pháo nổ tự chế

Hiểm họa khi chơi pháo nổ tự chế

Trong quá trình chế tạo pháo, hóa chất dễ bùng lên gây cháy nổ làm bỏng nặng mặt, tay, cổ, ngực... người chơi.

Đăng ngày: 18/01/2019
Mẹo giúp bạn uống nhiều nước hơn, cải thiện sức khỏe hơn!

Mẹo giúp bạn uống nhiều nước hơn, cải thiện sức khỏe hơn!

Có bao giờ bạn cảm thấy kiệt sức mặc dù bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ? Lí do có thể là bạn không uống đủ nước mỗi ngày. Khoa học đã chứng minh chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn khi uống đủ nước.

Đăng ngày: 18/01/2019
Cái cảm giác đau nhói trước ngực, nếu không phải đau tim thì là gì vậy?

Cái cảm giác đau nhói trước ngực, nếu không phải đau tim thì là gì vậy?

Ít nhất một lần trong đời, có thể bạn đã từng cảm thấy lo lắng khi bị đau nhói ở ngực trái. Nhưng đó dường như không phải một cơn đau tim, bạn biết, vì sức khỏe của bạn hết sức ổn định.

Đăng ngày: 16/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News