Men răng không thể tái tạo, nhưng nay khoa học đã làm được

Men răng được hình thành tự nhiên và không thể tái tạo, nhưng một nghiên cứu khoa học mới khiến men răng "mọc" lại, mở đường cho việc chữa bệnh nha khoa trong tương lai.

Theo báo cáo trên tạp chí Science Advances của nhóm nhà khoa học Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), phương pháp mới này sử dụng loại gel tạo nên từ ion canxi photphat.

Theo đó, họ trám một lớp gel mỏng lên bề mặt răng hỏng để kích thích sự phát triển của tinh thể epitaxit trong men răng. Quá trình này bắt chước sự phát triển cấu trúc phân cấp và tính chất cơ học của mô cứng men răng trong tự nhiên, nhờ đó men răng bị hư hỏng có thể được phục hồi hoàn toàn.


Khi lớp men răng mất đi, răng sẽ trở nên yếu, dễ bị sâu hoặc nhiều bệnh nha khoa khác. (Ảnh: Cresh).

Kết quả là trong vòng 48 giờ, lớp gel mới đã tự sửa chữa, khôi phục được men răng. Tuy nhiên, hạn chế lớn của vật liệu mới này là nó chỉ có thể tạo ra một lớp men khoảng 3 micromet, mỏng hơn khoảng 400 lần so với men răng bình thường.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ hoàn thành thử nghiệm gel trên răng chuột và tiến tới áp dụng trên răng người trong môi trường tự nhiên.

Men răng là cách gọi lớp ngoài cùng của răng, có cấu trúc cực kỳ phức tạp. Các lớp men mỏng đan xen trong mô hình vảy cá khiến nó trở thành mô cứng nhất trong cơ thể con người.

Tuy rất cứng không thể vỡ nhưng men răng lại dễ bị ăn mòn, để lộ lớp ngà răng bên trong. Khi lớp men răng mất đi, răng sẽ trở nên yếu, dễ bị sâu hoặc nhiều bệnh nha khoa khác.

Vấn đề là men răng con người khi bị ăn mòn hư hỏng thì không thể tái tạo được. Cách phổ biến từ trước đến nay để bảo vệ răng bị mất men là trám, bọc răng. Tuy nhiên độ bền của phương pháp này không được lâu.

Khám phá mới của các nhà khoa học Đại học Chiết Giang mở ra hướng mới để chữa bệnh răng miệng nói riêng và tái tạo sinh học các vật liệu có cấu trúc phức tạp nói chung trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Với nguồn gốc từ Nam Mỹ từ hàng ngàn năm trước và được gọi là “the mother grain” của Inca, quinoa đến nay vẫn xứng đáng với cái tên “siêu thực phẩm”.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News